(SKGĐ) Âm nhạc luôn khiến cuộc sống của chúng ta tốt hơn cho dù bạn yêu Beethoven hay Slayer, hay một ai khác đi chăng nữa.
Dưới đây là 5 tác dụng của âm nhạc đối với đời sống của chúng ta, theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra:
1. Giảm stress
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nhiều người có xu hướng tìm đến âm nhạc để giải trí mỗi khi cảm thấy áp lực trong cuộc sống. Trong đó, nhạc cổ điển với âm hưởng nhẹ nhàng, chậm rãi được cho là có tác dụng xoa dịu hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy stress với công việc và cuộc sống, nghe những bản nhạc cổ điển hoặc lắng nghe nhạc nền những bộ phim cổ điển thư thái là những ý tưởng không tồi.
Theo một nghiên cứu, nhạc cổ điển có tác dụng giảm căng thẳng hơn là những viên thuốc kích thích.
2. Làm tăng sức chịu đựng
Một nghiên cứu đã chỉ, ra âm nhạc có thể tăng khả năng chịu đựng lên 15%. Vì thế bạn có thể cảm thấy sức chịu đựng của mình tốt hơn khi nghe nhạc.
Một nghiên cứu khác của người Na-uy cho thấy nghe nhạc cổ điển có hiệu quả nhất cho khả năng chịu đựng trong khi bơi thuyền.
3. Khiến chúng ta khỏe hơn
Điều này dường như khó tin song có một vài nghiên cứu cho rằng có nhiều lợi ích về sức khỏe có thể thấy từ việc nghe nhạc. Nghe nhạc có thể tiết ra dopamine (thường được gọi là “hóa chất gây kích thích”) giống như khi ăn uống hay quan hệ tình dục. Đây là một tin tốt nếu bạn đang ăn kiêng. Bạn có thể thay thế sự thích thú trong việc ăn uống bằng cách đắm mình trong những bản nhạc yêu thích mà không hề hại sức khỏe.
4. Bạn sẽ thành công hơn nếu chơi nhạc cụ từ khi còn nhỏ
Nghiên cứu chứng minh một sự mối quan hệ thú vị giữa việc học chơi nhạc cụ khi còn nhỏ và sự thành công sau này của con người. Bởi vậy, bạn nên biết ơn nếu bố mẹ bắt bạn chơi piano hay violon…
5. Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ
Điều thú vị của nghiên cứu này là âm nhạc giúp não bộ phát triển ở nhiều vùng, trong đó điển hình nhất là trí nhớ. Vì thế, nếu bạn gặp khó khăn với một trí nhớ tồi, học chơi nhạc cụ là điều bạn nên cân nhắc.
Nhạc cổ điển cũng dường như dành ưu thế nhất trong nghiên cứu này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét