Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

KHAI GIẢNG LỚP CA SĨ NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo ca sĩ nhí tại TP.HCM...

KHAI GIẢNG LỚP DIỄN VIÊN NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo Diễn viên nhí tại TP Hồ Chí Minh...

KHAI GIẢNG LỚP MC NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo MC nhí tại TP Hồ Chí Minh...

9 LỢI ÍCH CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn con người với sự kết hợp của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Con người không thể sống mà không có âm nhạc.....

CHƠI ĐÀN MÓN QUÀ VÔ GIÁ CHO CUỘC SỐNG

Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, stress, hãy thử lắng nghe hoặc dạo những phím đàn piano. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái và mọi muộn phiền sẽ tan biến.....

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

TRƯỜNG DẠY ÂM NHẠC TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc và chơi các nhạc cụ có thể giúp bộ nhớ của bạn phát triển và kích thích não bộ của bạn, thậm chí việc chơi một loại nhạc cụ có thể nâng cao chỉ số IQ của bạn. Không bao giờ quá muộn để bạn bắt đầu học chơi một nhạc cụ mà bạn thích. Chơi nhạc cụ còn làm tăng độ nhạy bén và giúp trí não của bạn luôn được tỉnh táo. 
Hình minh họa

Âm nhạc cùng ta sẻ chia những cảm xúc, khoảnh khắc trong cuộc sống. Đồng điệu với những tâm hồn yêu nhạc, trung tâm âm nhạc Hoàng Gia - Ngôi Sao Nhỏ khai giảng khóa các khóa học Organ, Guitar và Piano đặc biệt giảm giá 20% học phí đến hết ngày 31/01/2017. Đến với trung tâm âm nhạc Hoàng Gia sẽ giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc giúp bạn có cơ hội tiếp cận với âm nhạc, sống cùng âm nhạc và cuồng nhiệt với niềm đam mê của mình. Hãy đánh thức con tim, hãy quên đi những lo toan trong cuộc sống và hãy khơi dậy niềm tin yêu vào cuộc sống qua những giai điệu trong từng nốt nhạc với các khóa học tại Trung tâm âm nhạc Hoàng Gia - Ngôi Sao Nhỏ. 

Dù việc học chơi một loại nhạc cụ có thể khá thử thách đối với bạn, cũng đừng vì vậy mà bỏ cuộc sớm vì nó đem lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời. Chơi nhạc cụ có thể giúp bạn cải thiện giao tiếp trong cuộc sống và giúp bạn gắn bó hơn với nhiều người trong xã hội.Học đàn Piano ở đâu tốt nhất ?

 KHAI GIẢNG KHÓA HỌC PIANO - ORGAN GUITAR 


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
HỆ THỐNG TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA NGÔI SAO NHỎ

Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận  Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Quận 2: 1511 Đường Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM

Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

Email: amnhachoanggia@gmail.com

Hotline: 0989731783 - 0902641618

Chơi nhạc cụ đem lại những lợi ích tuyệt vời

Đừng đợi đến khi có thời gian, ngay bây giơ hãy đăng kí học một khoá chơi nhạc cụ vì những lợi ích tuyệt vời của nó. Chắc chắn, bạn sẽ thấy cuộc sống đầy hứng khởi và bản thân thay đổi một cách tích cực.
music-724239_640

1. Xoa dịu căng thẳng

Những nốt nhạc trầm bổng sẽ làm giảm lượng cortisol-một loại hormon gây stress, điều hoà huyết áp, giúp bạn thư giãn tối đa.
Nhà tâm thần học Michael Jolkovski cho biết: “Âm nhạc có thể giúp ta thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống, khác với những cách mà nhiều người thường áp dụng như ăn nhiều, rượu bia, ti vi hay mò mẫm những thứ vô định trên internet. Nó giúp con người trở nên vui tươi và gắn bó với nhau hơn”.

2. Tự tin giao tiếp

Khi học chơi nhạc cụ, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, mở rộng các mối quan hệ. Qua quá trình làm việc tập thể, bạn sẽ học được khả năng lãnh đạo và hợp tác với người xung quanh.
Khi so sánh 2 đứa trẻ có học nhạc cụ và không học nhạc cụ, bạn sẽ thấy đứa trẻ có học nhạc cụ sẽ giao tiếp tự tin và cởi mở hơn hẳn.

3. Kích thích sáng tạo

Âm nhạc không có một giới hạn hay nguyên tắc nào rõ ràng. Khi đã tích luỹ được vốn kiến thức kha khá về nhạc cụ mình chơi, bạn sẽ hào hứng tìm hiểu và sáng tạo ra những thứ mới mẻ vượt xa những gì mình mong đợi.
Chơi nhạc cụ giúp bộ não hoạt động linh hoạt hơn và cơ thể sẽ luôn tràn đầy năng lượng.

4. Trí óc minh mẫn

Nghiên cứu đã cho thấy trí nhớ và IQ của não sẽ có thể được nâng cao trong quá trình học chơi nhạc cụ.
Một nghiên cứu của Brenda Hanna Pladdy-chuyên gia thần kinh-tâm lý lâm sàng thuộc Đại học Emory thực hiện cho rằng, chơi nhạc cụ có thể làm giảm tác động của suy giảm trí nhớ và lão hoá nhận thức khi về già, đặc biệt là nếu chơi nhạc trước 9 tuổi và trong suốt 10 năm sau đó.

5. Luyện tính kiên trì

Để chơi thành thạo một nhạc cụ nào đó, bạn cần phải theo học trong suốt một thời gian dài, với những bài tập luyện thường xuyên. Học chơi nhạc cụ sẽ giúp bạn thấu hiểu cái gọi là “có công mài sắt có ngày nên kim”.
Vì vậy, những người chơi nhạc cụ giỏi sẽ có tính kiên nhẫn cao và dễ thành công, nhất là trong thời đại công nghệ tự động phát triển hiện nay.

6 lợi ích của việc cho bé học nhạc

Việc cho trẻ đi học nhạc ngày càng phổ biến bởi những lợi ích mà âm nhạc mang lại cho sự phát triển trí tuệ và kỹ năng sống của trẻ nhỏ.
Những lợi ích cụ thể dưới đây sẽ khiến bạn nhanh chóng tìm ngay một lớp học cho trẻ. Có thể con bạn sẽ không trở thành một Beethoven thứ hai nhưng âm nhạc giúp trẻ học toán nhanh hơn, học được cách cư xử thân thiện hơn nhờ những buổi học và trình diễn tập thể.
1. Nâng cao kỹ năng học thuật
Toán học và âm nhạc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bằng cách hiểu được nhịp, giai điệu và các gam, trẻ sẽ được tiếp xúc với việc chia và tạo phân số (khi trẻ phải gõ nhịp). Âm nhạc giúp bé hiểu sự ứng dụng của môn toán và thấy môn học này gần gũi hơn.
Khi trẻ lớn hơn, các em sẽ bắt đầu học thuộc lòng các bài hát. Điều này sẽ rèn luyện trí nhớ ngắn hạn và sau đó là trí nhớ dài hạn của trẻ. Để đánh được các bài hát, trẻ phải ghi nhớ cách tạo ra các âm thanh đó trên nhạc cụ. Điều đó giúp rèn luyện trí não của trẻ.
Các buổi học về nhạc cụ sẽ giới thiệu cho trẻ về vật lý cơ bản. Khi trẻ gảy dây dàn ghi ta hoặc vĩ cầm, trẻ học được rằng độ rung của dây nếu kết hợp hài hòa sẽ tạo ra âm thanh nghe hay hơn. Thậm chí những nhạc cụ không dây như trống cũng cho các trẻ lớn hơn có cơ hội khám phá những nguyên tắc khoa học cơ bản này.
2. Phát triển kỹ năng thể chất

Sử dụng nhạc cụ giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp và vận động của bàn tay, cánh tay và chân. Những nhạc cụ sử dụng bộ gõ rất tuyệt cho những bé nhiều năng lượng, ưu vận động. Các loại nhạc cụ sử dụng dây hoặc phím như ghi ta, vĩ cầm và dương cầm yêu cầu sử dụng đồng thời những cử chỉ khác nhau của tay trái và phải. Điều đó giống như việc bạn vỗ một tay lên đầu và một tay xoa lên bụng cùng lúc. Việc tăng cường sự kết hợp các điệu bộ của tay, chân và việc căn ke thời gian để chuyển các gam trong âm nhạc là tiền đề cho những sở thích đối với nhảy múa và thể thao ở trẻ.

3. Nuôi dưỡng kỹ năng xã hội
Các lớp học nhóm yêu cầu sự tương tác và giao tiếp giữa các thành viên với nhau, điều này hình thành kỹ năng làm việc nhóm vì trẻ phải cộng tác với nhau để tạo ra những nhịp mạnh dần hoặc nhanh dần khi chơi tập thể. Nếu trẻ chơi nhạc cụ của mình quá to hoặc quá nhanh, trẻ sẽ thấy cần điều chỉnh lại. Điều vô cùng quan trọng là trẻ sẽ biết và hiểu về vai trò cá nhân trong một tập thể. Tại lớp học nhạc, giáo viên sẽ chia nhóm và phân công mỗi em một nhiệm vụ. Các trẻ sẽ chơi nhạc cụ của trẻ để hướng tới mục tiêu chung của nhóm mình. Trẻ sẽ học được nhiều loại kinh nghiệm từ một xã hội thu nhỏ như tương tác nhóm và giải quyết vấn đề.
4. Cải thiện tính kỷ luật và tính kiên nhẫn

Học nhạc dạy trẻ trì hoãn nhu cầu thỏa mãn bản thân. Ví dụ, trước khi học chơi đàn vĩ cầm, trẻ phải học cách cầm đàn, cầm vĩ, cách để đàn trên cơ thể. Để chơi một nhạc cụ, điều đó đòi hỏi trẻ phải dành nhiều giờ, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm để luyện tập trước khi đạt đến mục tiêu cụ thể như trình diễn trong một ban nhạc hoặc đánh một bản độc tấu.
Những bài học và luyện tập ở nhà đòi hỏi ở trẻ sự chuyên tâm. Các bài học nhóm dạy trẻ chơi trong tập thể. Điều này cũng cần sự kiên nhẫn vì trẻ sẽ phải chờ đến lượt để được chơi phần mình. Trong khi chờ đợi và nghe các bạn cùng lớp chơi, trẻ học cách thể hiện sự tôn trọng với người khác bằng cách ngồi yên, giữ trật tự và chú ý lắng nghe.
5. Thúc đẩy sự tự tin

Những buổi học là một cộng đồng mà ở đó trẻ học cách chấp nhận những đánh giá mang tính chất xây dựng. Trẻ học cách biến những phản hồi tiêu cực thành những thay đổi tích cực thông qua việc rèn luyện. Lớp học nhóm có thể giúp trẻ hiểu rằng không ai thâm chí chính trẻ là hoàn hảo và mọi thành viên trong lớp đều phải cố gắng. Việc thể hiện bản thân trước đám đông là một kỹ năng quan trọng. Tất nhiên là một khi trẻ đủ tiến bộ, trẻ sẽ sở hữu những kỹ năng âm nhạc giúp trẻ nổi bật và là cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân.

6. Mang đến cho trẻ những nền văn hóa khác nhau
Thông qua việc học và chơi nhiều loại nhạc cụ, trẻ có thể khám phá ra rằng âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong các nền văn hóa. Ví dụ đàn vĩ cầm có nguồn gốc từ nước Ý nhưng công lao phổ biến loại nhạc cụ này thuộc về những nhạc sỹ người Đức và Áo. Những nhạc cụ đa năng như vĩ cầm và dương cầm có thể đi với nhiều phong cách trình diễn như nhạc cổ điển và jazz… Cho trẻ làm quen với những nền văn hóa khác nhau từ khi còn bé rất quan trọng vì điều này cổ vũ cho tư duy mở của trẻ về thế giới và văn hóa truyền thống.

Những điều cần lưu ý cho các mẹ khi chọn nhạc cụ cho trẻ:
Chọn nhạc cụ cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đây là danh sách những câu hỏi mà bạn cần lưu ý trước mua một nhạc cụ cho trẻ học chơi.
- Trẻ có hứng thú với nhạc cụ đó không? Trẻ có thích âm thanh và cảm nhận do nhạc cụ đó mang lại không?
- Nhạc cụ đó có quá khó với trẻ không?
- Tính khí và khí chất của trẻ phù hợp với nhạc cụ nào?
- Bạn có đủ kinh tế để mua và sau này là bảo dưỡng nhạc cụ đó không?
- Bạn có thích âm thanh của loại nhạc cụ mà trẻ thích và tập hàng tiếng đồng hồ ở nhà!
- Con bạn có quan tâm tới phong cách âm nhạc cụ thể nào không?
Các chuyên gia không cho rằng nhạc cụ nào là tốt nhất cho trẻ nhưng nhiều giáo viên dạy nhạc đề cao việc lựa chọn dương cầm, trống, ghi ta, vĩ cầm và sáo.

Nguồn: http://dep.com.vn/

Những lợi ích kì diệu của việc biết chơi nhạc cụ

Nếu bạn chưa biết chơi nhạc cụ, hãy mau mau đăng ký một khoá học để có thể nhận được rất nhiều lợi ích sau đây
1. Phát triển trí nhớ 
Nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc và chơi các nhạc cụ có thể giúp bộ nhớ của bạn phát triển và kích thích não bộ của bạn,thậm chí việc chơi một loại nhạc cụ có thể nâng cao chỉ số IQ của bạn. Không bao giờ quá muộn để bạn bắt đầu học chơi một nhạc cụ mà bạn thích. Chơi nhạc cụ còn làm tăng độ nhạy bén và giúp trí não của bạn luôn được tỉnh táo.
2. Dạy cho bạn tính kỉ luật
Dù việc học chơi một loại nhạc cụ có thể khá thử thách đối với bạn, cũng đừng vì vậy mà bỏ cuộc sớm vì nó đem lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời. Một trong những tố chất quan trọng của một nhạc sĩ là tính kỉ luật. Bạn phải luyện tập hàng ngày ngay cả khi bạn không muốn, có vậy thì bạn mới thành thục trong việc chơi loại nhạc cụ ấy. Chính việc phải luyện tập hằng ngày rèn cho bạn tính kỉ luật đấy
Những lợi ích kì diệu các dụng cụ âm nhạc đem lại cho bạn.
3. Giảm stress
Chơi nhạc cụ có thể giúp bạn giảm được stress. Không gì tuyệt hơn việc chơi một bài hát mà bạn ưa thích trên một loại nhạc cụ bạn cũng yêu thích nốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có thể giảm lượng cortisol (một loại hooc-mon gây stress) và giúp ta cảm thấy thư giãn hơn.
Một nhà tâm thần học chuyên trị cho các nhạc sĩ, Michael Jolkovski, cho biết “Âm nhạc có thể giúp ta thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống,khác với những cách mà nhiều người thường áp dụng như ăn nhiều, rượu bia, TV hay cứ mò mẫm những thứ vô định trên Internet. Nó giúp con người trở nên vui tươi và gắn bó với nhau hơn.”
Những lợi ích kì diệu các dụng cụ âm nhạc đem lại cho bạn.
4. Giúp cải thiện giao tiếp trong cuộc sống của bạn
Chơi nhạc cụ có thể giúp bạn cải thiện giao tiếp trong cuộc sống và giúp bạn gắn bó hơn với nhiều người trong xã hội. Nhạc trưởng Eduardo Marturet của giàn hợp xướng Miami, đã nhấn mạnh những hiệu quả mà việc chơi nhạc cụ có thể đem lại cho trẻ em như sau: “Về mặt giao tiếp, những trẻ tham gia vào một nhóm chơi nhạc cụ có thể học những kĩ năng sống quan trọng như biết cảm thông với mọi người, làm việc nhóm tốt hơn, biết trân trọng thành quả làm ra của mình và người khác , đồng thời trẻ còn phát triển kĩ năng lãnh đạo và và tính kỉ luật.”
Những lợi ích kì diệu các dụng cụ âm nhạc đem lại cho bạn.
5. Dạy bạn tính kiên nhẫn
Bạn cần phải kiên nhẫn khi bạn học cách chơi một loại nhạc cụ. Để có thể thành thục chơi một loại nhạc cụ nào đó bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công súc. Bạn cần phải luyện tâp rất nhiều, bạn phải luyện đi luyện lại những phần khó cho đến khi bạn có thể chơi nó một cách thành thạo. Nghe thì dễ nản,nhưng chính những điều ấy sẽ rèn luyện cho bạn tính kiên nhẫn – một bản tính khó ai có ngay từ bản chất.
6. Giúp cải thiện khả năng toán học của bạn.
Để chơi tốt một nhạc cụ bạn cần phải tập đếm nốt và nhịp, việc này có thể giúp bạn học toán tốt hơn. Còn nữa, âm nhạc cũng có những yếu tố toán học bên trong nó, và nhiều nghiên cứu cho thấy những học sinh chơi nhạc cụ thường có điểm số môn toán cao hơn những học sinh không chơi nhạc cụ. Vì thế bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi bạn chợt hiểu ra vài phương trình khi sở thích mới của bạn là chơi guitar.
Những lợi ích kì diệu các dụng cụ âm nhạc đem lại cho bạn.

Lý do bạn nên học chơi một nhạc cụ

Thật khó để tưởng tượng ra một cuộc sống mà không có âm nhạc. Trong khi tất cả mọi người đều thích nghe nhạc, không nhiều người trong chúng ta biết cách chơi các nhạc cụ. Tuy nhiên, không bao giờ quá muộn để học chơi một nhạc cụ.

Và dưới đây là 10 lý do bạn nên học chơi một nhạc cụ nào đó.


Các nhà nghiên cứu về lợi ích của âm nhạc đã khẳng định rằng, chơi một nhạc cụ thường xuyên có thể giúp làm giảm stress. Nghiên cứu cho thấy rằng chơi một nhạc cụ giúp ích trong việc làm giảm nhịp tim và huyết áp, do đó làm giảm sự căng thẳng, làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái. Học chơi một nhạc cụ mang đến cho một thói quen giúp bạn bớt căng thẳng. Nhạc sỹ Michael Jolkovski, một nhà tâm lý học đã cho rằng âm nhạc cũng giúp trong việc giảm căng thẳng bằng cách giúp mọi người lại gần bên nhau.  

Lý do bạn nên học chơi một nhạc cụ 1

Những người được giáo dục âm nhạc thường thông minh hơn những người khác. Những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực này đã chứng minh rằng, những người biết chơi nhạc cụ sẽ học giỏi hơn. Một nhóm nghiên cứu đã khẳng định đào tạo âm nhạc tốt hơn nhiều so với sử dụng máy tính trong giảng dạy. Đào tạo âm nhạc giúp tăng cường đáng kể khả năng lý luận trừu tượng của trẻ em, cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học toán và khoa học.


Âm nhạc giúp bạn kết nối. Học một nhạc cụ giúp bạn được gặp gỡ nhiều người hơn. Với trẻ em, âm nhạc có thể giúp phát triển các kỹ năng xã hội. Maestro Eduardo Marturet, một nhạc trưởng, nhạc sĩ và đạo diễn âm nhạc đã quan sát ảnh hưởng của âm nhạc đến kỹ năng xã hội của trẻ. "Về xã hội, con người tham gia vào một nhóm nhạc sẽ học được kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như cách liên lạc với những người khác, cách làm việc trong một đội, cách tôn trọng và đánh giá cao khả năng của nhau cũng như phát triển các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật".

Lý do bạn nên học chơi một nhạc cụ 2

Lựa chọn để học những bài học âm nhạc có thể giúp bạn tự tin. Một khi bạn biết rằng bạn có thể giỏi trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như âm nhạc, bạn sẽ tự tin hơn về bản thân. Học chơi một nhạc cụ có thể giúp cả trẻ em và người lớn phải đối mặt với các vấn đề niềm tin. Elizabeth Dotson - Westphalen, một giáo viên âm nhạc và biểu diễn, đã phát hiện ra rằng âm nhạc đã giúp nhiều học sinh phát triển sự tự tin. 


Giáo viên âm nhạc nói rằng âm nhạc có thể dạy bạn đức tính kiên nhẫn. Học chơi một nhạc cụ là một quá trình liên tục, lâu dài. Học chơi một nhạc cụ có thể giúp một nhạc công biết cách chơi nhạc mà không mắc lỗi. Điều này phát triển đức tính kiên nhẫn. 


Cuộc sống với nhiều khuôn mẫu đang ngăn chặn sự sáng tạo của chúng ta. Học chơi một nhạc cụ, đặc biệt là khi bạn đạt trình độ khá, có thể thúc đẩy sự sáng tạo. Bởi vì giáo dục âm nhạc làm nâng cao tinh thần tình cảm và nhận thức của bạn, bộ não được kích thích những suy nghĩ khác thường, giúp cải thiện sự sáng tạo.

Lý do bạn nên học chơi một nhạc cụ 3

Âm nhạc và trí nhớ luôn đi liền với nhau. Học chơi một nhạc cụ khiến bạn phải sử dụng cả hai phần của bộ não của bạn và điều này giúp cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng sự giáo dục âm nhạc từ khi còn nhỏ giúp cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của trẻ. Giáo dục âm nhạc cũng được liên kết với mức IQ cao hơn và sự phát triển của não tốt hơn.


Âm nhạc đòi hỏi sự cống hiến và thực hành thường xuyên. Quy định một thời gian cụ thể để thực hành âm nhạc hàng ngày phát triển kỷ luật trong học tập. Điều này có thể chứng minh là vô cùng thuận lợi ở trẻ em. 


Nhạc công piano Emily Singers, trong bài viết có tựa đề, 12 lý do bạn nên học chơi piano, viết rằng chơi đàn piano có thể mang lại cảm giác hài lòng thực sự. "Đó thực sự là một trong những điều thỏa mãn nhất mà bạn có thể làm".


Cuối cùng, học chơi một nhạc cụ mang đến rất nhiều niềm vui trong cuộc sống của bạn. Âm nhạc có chất lượng đặc biệt để mang lại niềm vui, hòa bình và giúp nâng đời sống tinh thần và làm cho cuộc sống thú vị hơn với tất cả mọi người.

Theo Quỳnh Trang / Trí Thức Trẻ

10 LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHO TRẺ HỌC PIANO

Hãy để con bạn làm quen với đàn piano sớm, trẻ sẽ khám phá được nhiều điều thú vị. Chơi piano không những giúp trẻ xả street sau những bài học căng thẳng mà còn giúp trẻ bồi dưỡng tâm hồn.


1. Chơi đàn piano là hình thức giải trí lành mạnh: Âm nhạc sẽ giúp con bạn quên hết mệt mỏi, tận hưởng những giờ phút giải trí lành mạnh. Đồng thời, âm nhạc còn giúp trẻ tranh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ khác.
Rất nhiều đã lựa chọn cây đàn piano điện casio cdp 120 cho bé học ngay buổi đầu tiên, cùng bé chơi thử nghiệm nhé.
 
2. Giúp trẻ học tốt môn toán và các ngành khoa học khác: Các nhà nghiên cứu của Đại học California, Mỹ, kết luận: Trẻ từ 3 – 4 tuổi được học đàn mỗi tuần sẽ phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn những đứa trẻ khác đến 34%.



3. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng trên cơ thể trẻ: Không giống một số nhạc cụ khác, khi chơi đàn, yêu cầu người chơi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt.Taylướt trên phím đàn và mắt tập trung quan sát để thao tác trên các nút chức năng của đàn. Sự phối hợp nhịp nhàng đó giúp trẻ linh hoạt, nhạy bén hơn khi tham gia các hoạt động khác trong cuộc sống.

 
4. Học nhạc sẽ giúp trẻ rèn nhân cách, lập trường. Phát triển đa tài: Các kỹ năng và kiến thức học đàn sẽ giúp trẻ dễ dàng đón bắt âm thanh của các nhạc cụ khác. Nếu chơi “nhuyễn” piano, bé có thể học các loại nhạc cụ khác như đàn organđàn guitar

 
5. Rèn cho trẻ tính tập trung cao độ: Đọc nhạc, nắm bắt các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp ấy lên sự di chuyển của đầu ngón tay trên bàn phím đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ. Chơi đàn cũng là cách rèn cho trẻ tính nghiêm túc khi nhìn nhận vấn đề.

 
 6. Phát huy năng khiếu của trẻ: Khi cho con chơi đàn, bạn sẽ sớm phát hiện tài năng bẩm sinh của trẻ và tạo điều kiện để con phát huy. Với những tính năng hiện đại của đàn piano kỹ thuật số Privia, bé có thể kết nối với máy vi tính để thực tập và sáng tác.

 
7. Tự tin hơn: Nếu chơi tốt bản nhạc đầu tiên, trẻ sẽ chơi tốt hơn những bản nhạc tiếp theo. Thành công ấy sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng của chính mình.

 
8. Rèn nhân cách, lập trường: Học đàn không phải là điều dễ dàng. Trẻ cần thuộc nốt, tập trung cao và phải có tính kiên nhẫn. Những bài học đó giúp con bạn rèn luyện nhân cách và có đủ bản lĩnh để đối mặt với thử thách trong cuộc sống sau này.

 
9. Phát huy trí tưởng tượng: Thả hồn qua âm nhạc, trẻ sẽ có điều kiện để phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.

 
10. Khả năng phân tích âm nhạc cao: Chơi tốt đàn, trẻ sẽ đạt khả năng thẩm âm tốt. Khi nghe một bản nhạc lạ, chúng dễ dàng phân tích nốt trầm, bổng, nhịp đơn, lẻ của tác phẩm. Biết đâu con bạn sẽ trở thành một thiên tài âm nhạc sau này!

Giúp con học nhạc

Giúp con học nhạc


Với trẻ, biết chơi một nhạc cụ không đơn thuần là giải trí. Âm nhạc giúp trẻ dễ hòa nhập với cuộc sống và tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Vì vậy, nên coi âm nhạc là một phần quan trọng trong đời sống của trẻ.

g
(anybodycanplay)
Giúp trẻ học nhạc cho tốt không thể chỉ là trang bị nhạc cụ, thiết bị hỗ trợ xịn hay tìm thầy dạy giỏi. Các bậc phụ huynh còn phải biết cách động viên, khuyến khích kịp thời cho sự phát triển tài năng ở trẻ. Larry Newman, một chuyên gia về nhạc và nhạc cụ ở Mỹ đưa ra một số lời khuyên:
Giúp trẻ tìm hiểu về âm nhạc: Năm đầu tiên làm quen với nhạc cụ có thể coi là thời gian thám hiểm. Vì thế, không thể đòi hỏi ở trẻ một sự thành thạo, mà quan trọng nhất là giúp trẻ có được sự yêu thích qua việc tìm hiểu về âm nhạc.
Cho trẻ học theo nhóm: Hầu hết trẻ đều thích khi được học theo nhóm vì giữa những người bạn, chúng vừa được thể hiện mình vừa học hỏi được nhiều điều ở bạn.
Cùng học với trẻ: Cha mẹ nên tham gia cùng trẻ ở những bài học đầu tiên về âm nhạc để hiểu rõ yêu cầu của môn học cũng như yêu cầu của giáo viên, nhằm giúp con thực hiện bài tập về nhà và tự luyện tốt hơn.
Giúp trẻ học một cách bài bản: Việc học một cách cơ bản bắt đầu từ những bài học lý thuyết và những động tác đơn giản rất quan trọng. Chẳng hạn, một người chơi violin đầu tiên sẽ phải biết cách cầm cây vĩ ở tư thế đúng.
Có sự liên kết với giáo viên: Một việc rất quan trọng để giúp con học tốt là phụ huynh phải có sự liên lạc thường xuyên với người hướng dẫn trẻ học, từ đó biết rõ tình hình học của trẻ nhằm kịp thời chấn chỉnh những nhược điểm nếu có cũng như khuyến khích sự phát huy ưu điểm ở trẻ.
Không ép buộc: Ở năm đầu tiên học nhạc, đừng bắt trẻ phải thực hành liên tục. Thay vì bắt ép, cha mẹ nên khuyến khích bằng cách nói với con rằng bạn rất thích thú khi xem và nghe con luyện tập.
Bản thân cha mẹ đừng nản lòng và nên động viên trẻ nếu có sự trục trặc trong quá trình học tập của trẻ. Khắc phục được những trục trặc đó, trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh, thêm yêu và càng hăng hái hơn trong luyện tập.
(Theo Thanh Niên)

Thái tử Nhật - người đam mê chơi nhạc và nghiên cứu những con đường

Thái tử Nhật Bản Naruhito là người đam mê với lịch sử đường sá, từng học thạc sĩ ở nước ngoài và có tài chơi nhạc.

thai-tu-nhat-nguoi-dam-me-choi-nhac-va-nghien-cuu-nhung-con-duong
Thái tử Naruhito. Ảnh: AFP
Nhật hoàng Akihito, 82 tuổi, ám chỉ trong một bài phát biểu trên truyền hình hồi đầu tháng rằng ông muốn thoái vị vì tuổi cao sức yếu. Nếu việc này xảy ra, vị trí đứng đầu hoàng gia sẽ được truyền cho Thái tử Naruhito, 56 tuổi. Theo AP, ông Naruhito đã tham gia vào nhiều sự kiện và nghi thức khác nhau cả trong và ngoài cung điện, đôi khi là thay mặt cha mình.
Ông Naruhito sinh ngày 23/2/1960, một năm sau khi cha ông kết hôn với bà Michiko Shoda, thái tử phi đầu tiên có xuất thân thường dân. Thái tử có nhiều sở thích, bao gồm leo núi, đi bộ, chơi tennis và trượt tuyết. Ông cũng chơi đàn viola và từng biểu diễn trong một dàn nhạc giao hưởng thời học đại học.
Thái tử Naruhito đảm nhiệm vị trí chủ tịch danh dự Ban cố vấn Nước và Vệ sinh của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2007.
Cái tên Naruhito trong tiếng Nhật được tạo thành từ hai chữ Hán theo tư tưởng Khổng tử có nghĩa là "người được nhận những khí chất từ trời cao".
Khác với cha mình, người lớn lên xa gia đình theo truyền thống của hoàng gia Nhật Bản, ông Naruhito cùng em trai là hoàng tử Akishino và em gái là Sayako Kuroda đã sống chung với gia đình. Ông học tại trường mầm non thuộc Đại học Gakushuin năm 1964, và cũng hoàn tất toàn bộ thời gian học phổ thông tại đây. Gakushuin là ngôi trường được thành lập từ thế kỷ 19, dành cho thành viên gia đình quý tộc.
Năm 1978, thái tử ghi danh vào khoa văn của trường trên và học chuyên ngành lịch sử. Trước khi tốt nghiệp năm 1982, ông viết luận văn về giao thông đường thủy thời kỳ trung cổ tại khu vực phía tây Nhật Bản. Ông có hai năm học thạc sĩ tại trường Merton, Đại học Oxford từ năm 1983. Đó cũng là lần đầu tiên ông ở trong ký túc xá.
Luận văn nghiên cứu của ông khi đó viết về lịch sử giao thông trên sông Thames. Ông được Đại học Oxford trao bằng danh dự tiến sĩ luật năm 1991. Ông cũng là một nhà nghiên cứu tại bảo tàng lịch sử Đại học Gakushuin từ năm 1992, và thường có những bài giảng tại trường nữ sinh Gakushuin.
"Tôi có hứng thú với các con đường ngay từ khi còn nhỏ. Vì tôi ít có cơ hội thoải mái ra ngoài, những con đường là cầu nối quý giá đến thế giới chưa được khám phá", ông nói.
Tháng 1/1989, ông trở thành thái tử ở tuổi 28, sau khi cha ông trở thành Nhật hoàng. Dù từng đặt mục tiêu lập gia đình riêng trước năm 30 tuổi, đến tháng 6/1993, khi 33 tuổi, ông Naruhito mới kết hôn với bà Masako Owada, người theo ngành ngoại giao lớn lên tại Moscow và New York. Hai người lần đầu gặp nhau tháng 10/1986 tại một bữa tiệc chào đón công chúa Tây Ban Nha Elena tới thăm Nhật.
Sau khi bà Masako trở về từ Đại học Oxford, nơi bà theo học giai đoạn 1988 - 1990, hai người gặp lại năm 1992 và ông Naruhito đã cầu hôn trong năm đó. Việc đính ước của hai người chính thức được Hội đồng Gia đình Hoàng gia phê chuẩn ngày 19/1/1993, trước khi lễ cưới được tổ chức cùng năm.
Hai người chỉ có một người con duy nhất là công chúa Aiko, sinh ngày 1/12/2001. Do công chúa không thể kế vị ngai vàng theo luật của hoàng gia, đã có những bàn luận liên quan đến việc sửa đổi quy định này. Dù vậy, đến nay vấn đề chưa có nhiều tiến triển.
thai-tu-nhat-nguoi-dam-me-choi-nhac-va-nghien-cuu-nhung-con-duong-1
Thái tử Naruhito cùng vợ và con gái tại một sự kiện ở Tokyo năm 2014. Ảnh: AP
Ông Naruhito sẽ trở thành hoàng đế thứ 126 của Nhật, tiếp nối một triều đại được cho là bắt đầu từ thế kỷ thứ 5. Trong xã hội Nhật ngày nay, vị trí của Nhật hoàng chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà không có quyền lực chính trị.
Nhật hoàng Akihito nổi tiếng là người ủng hộ mạnh mẽ bản hiến pháp hòa bình của Nhật và ủng hộ quy định về vị trí mang tính biểu tượng của mình.
"Ông Akihito thấy rõ ràng những sai lầm và thiếu sót đã có trong triều đại của cha mình", giáo sư Robert Campbell, đến từ Đại học Tokyo, nhận xét. "Đó là điều tôi nghĩ mọi người hy vọng sẽ được truyền lại cho triều đại của con trai ông".

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618