Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

KHAI GIẢNG LỚP CA SĨ NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo ca sĩ nhí tại TP.HCM...

KHAI GIẢNG LỚP DIỄN VIÊN NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo Diễn viên nhí tại TP Hồ Chí Minh...

KHAI GIẢNG LỚP MC NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo MC nhí tại TP Hồ Chí Minh...

9 LỢI ÍCH CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn con người với sự kết hợp của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Con người không thể sống mà không có âm nhạc.....

CHƠI ĐÀN MÓN QUÀ VÔ GIÁ CHO CUỘC SỐNG

Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, stress, hãy thử lắng nghe hoặc dạo những phím đàn piano. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái và mọi muộn phiền sẽ tan biến.....

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Trẻ 5 tuổi đã có thể học Piano?

Trẻ 5 tuổi đã có thể học Piano

Không khó để hiểu rằng, với xu thế phát triển như  hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh muốn cho con em mình theo học các bộ môn thuộc khối ngành nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc. Ai cũng mong muốn con mình phát triển sớm cả về thể chất và trí tuệ nên ngay khi bé phát triển những nhận thức mới mẻ về thế giới và có nhu cầu khám phá thì các bậc cha mẹ đã thôi thúc cho con mình theo học. Tuy nhiên độ tuổi nào là thích hợp nhất thì chưa phải ai cũng nắm rõ. Chúng tôi thường gặp các câu hỏi dạng như: “Bé nhà tôi mới 5 tuổi có thể cho cháu học Piano được chứ?”. Để hóa giải những băn khoăn mà phụ huynh đang gặp, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý để bạn tham khảo. 

1. Độ tuổi thích hợp nhất cho trẻ học đàn Piano.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc và  kinh nghiệm  thực tiễn của nhiều người thì độ tuổi phù hợp nhất để trẻ có thể bắt đầu học Piano một cách nghiêm túc và bài bản là 7 – 8 tuổi.  Ở lứa tuổi này, trẻ em có thể tiếp thu lượng kiến thức rất lớn do sự phát triển đặc biệt của thính giác, vì thế rất thuận lợi cho việc học đàn, nhạc. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì cũng có không ít trẻ học Piano từ khi lên 4 hoặc 5 tuổi và chúng chơi Piano rất hay.
trẻ 5 tuổi có thể học đàn piano
Đàn Piano hợp với những đứa trẻ thông minh, lặng lẽ và sống tình cảm vì vậy độ tuổi thích hợp nhất để trẻ học Piano đôi khi không phải là độ tuổi tính theo số năm trẻ ra đời mà là khi trẻ không còn quá hiếu động, trẻ có thế tự tập trung để dành một thời gian nhất định trong ngày cho việc luyện tập Piano. Độ tuổi thích hợp còn phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn thiện cơ tay của trẻ. Nếu tập Piano từ quá sớm, tập Piano nhiều, nhất là tập trên đàn Piano cơ thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương ở bàn tay trẻ. Rõ ràng đây là lí do để các bậc phụ huynh cân nhắc.
2. Có nên cho bé học Piano khi mới 5 tuổi?
Theo sự phát triển tâm sinh lý bình thường của một đứa trẻ, khi mới 5 tuổi, trẻ thường ham chơi nên việc dạy các cháu thường rất khó. Sự thích thú của các cháu đối với đàn lúc này chỉ là thích theo cảm tính chứ chưa hề có sự say mê chinh phục và khám phá. Đa số các cháu thấy đàn phát ra âm thanh thì đều thích lúc đầu, nhưng khi bắt đầu học thì mau chán, phải dỗ và rất khéo thì các cháu mới học được. Phải là những thầy cô thật sự kiên trì và có nhiệt huyết nghề nghiệp mới có thể khơi dậy đam mê đích thực nơi bé.
Ai cũng biết, ở mỗi đối tượng học sinh khác nhau thì phương pháp giảng dạy cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp. Cách giảng dạy âm nhạc ở lứa tuổi này phải có đặc thù riêng, phương pháp đồng nhất với giáo dục mầm non. Luôn có sự kết hợp việc học với các hoạt động vui chơi sao cho bé được tiếp nhận một cách tự nhiên, không gượng ép. Ngay cả cách hướng dẫn trẻ làm quen với các kỹ thuật nhạc cụ cũng theo phương pháp riêng vì một đứa trẻ 4 – 5 tuổi không thể đủ nhận thức và kiên nhẫn để học cách chơi đàn theo cách giảng dạy thông thường.
Nếu bé nhà bạn mới 5 tuổi, việc học đàn Piano có thể là hơi sớm với cháu. Tuy nhiên cũng tùy từng bé, mỗi bé phát triển khả năng khác nhau nên cũng nhiều bé 5 tuổi là bắt đầu được rồi. Để có quyết định sáng suốt, không gì hơn là bạn hãy dùng phép thử và sai, cố gắng tìm ra tài năng thiên bẩm của bé.
độ tuổi thích hợp học piano
3. Phương pháp dạy nào phù hợp nhất cho bé?
Với đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ, chúng không hề thích sự gò bó và bắt buộc, cũng không thích làm những gì thuộc về quy tắc. Chúng sớm hứng thú nhưng cũng rất mau chán khi làm một việc gì đó với tần suất lặp lại cao và kéo dài.  Ở độ tuổi này, bạn chỉ nên cho trẻ làm quen với đàn Piano và không nên ép cháu ngồi quá lâu bên đàn nếu cháu không thích. Chỉ cần mỗi ngày một ít kiến thức, “cóp gió thành bão” rồi bé nhà bạn sẽ mau chóng đạt được thành công thôi.
Muốn các bé chuyên tâm vào việc học thì trước hết cha mẹ phải tạo hứng thú cho bé. Khi bé thực sự yêu thích thì mới có nhu cầu tìm hiểu, khám phá. Có thể cho trẻ tiếp xúc với một nền âm nhạc lành mạnh, khơi dậy tình yêu âm nhạc nơi trẻ, nghe những bản nhạc hay hoặc nghe những bản nhạc mà cháu thích cũng là một cách học chứ không hẳn phải ngồi vào đàn mới là học. Học gắn với thực tiễn chính là như vậy đấy.
Chúng ta đều biết, thiên tài do 1% bẩm sinh và 99% nỗ lực mà có. Trong sự nỗ lực ấy không thể không nói đến vai trò của người giảng dạy . Nếu trong quá trình học bạn nhận thấy cô giáo cháu nản, thì bạn nên chủ động tìm giáo viên khác cho trẻ vì phương pháp sư phạm rất quan trọng đối với việc học, nhất là trẻ em. Hãy cho bé một môi trường giáo dục tốt nhất để việc học tập của bé thật sự đạt hiệu quả.
4.Thời gian luyện tập dành cho bé là bao lâu?
Chắc chắn rằng thời gian biểu dành cho bé ở mỗi độ tuổi có sự khác nhau rõ rệt. Lứa tuổi này thường rất hiều động và khó tập trung vì đây là giai tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Bạn không thể ép trẻ ngồi quá lâu bên đàn Piano, cũng không thể cho trẻ tập với cường độ như trẻ 7 – 8 tuổi. Nếu bạn quá ép chỉ khiến bé thấy sợ học và chán học mà thôi.
Với trẻ 5 tuổi, bạn chỉ nên cho cháu chơi những bài nhẹ nhàng và không ép cháu học quá lấu. Tốt nhất là 15 hoặc 20 phút. Ban đầu có thể hơi khó khăn nhưng nếu phương pháp tốt sẽ khiến trẻ rất hứng thú với việc học đàn.
Với những gợi ý trên, chúng tôi tin bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Chúc bé của bạn học đàn thật giỏi!

TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA - NGÔI SAO NHỎ


                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com


                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Các bước tự học piano dễ dàng hơn

Piano là một loại nhạc cụ độc đáo, hấp dẫn mang đến cảm giác thư giãn khi chơi và ngày nay, việc học Piano không còn xa xỉ cho bất kì đối tương nào, không còn giới hạn về đẳng cấp, kinh tế, …. Nhiều người nghĩ rằng, mình không thể chơi tốt piano mà không có nhiều năm học tập cùng giáo viên dạy nhạc. Thật sự thì không nhất thiế phải như vậy, bạn chỉ cần biết các nốt nhạc, hợp âm cơ bản cùng với một chút thời gian rảnh rỗi là bạn đã có thể tự học đàn piano một cách hiệu quả.

1. Kiến thức về nhạc lý.
Chỉ mất vài phút để bạn tìm kiếm và tải xuống những tài liệu âm nhạc cực kỳ chi tiết hoặc những bài hướng dẫn bằng video đầy sáng tạo của những người thích chơi piano ở khắp nơi trên thế giới.
tự học piano
2. Có đàn piano tập luyện:
Chắc chắn rằng cây đàn piano mà bạn dùng đã ổn về âm thanh và độ cảm ứng trước khi bạn tự học đàn và đi những bước xa hơn trong việc luyện tập các kỹ năng nghe.
Được luyện tập trên một cây piano cơ quả là điều tuyệt vời nhất có thể đối với những người yêu thích piano. Nhưng nếu một cây đàn piano acoustic thật sự quá khả năng thì một cây piano điện đơn giản cũng có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề trên một cách dễ dàng, với giá cả hợp lý và nhiều kiểu dáng cùng với những đặc tính nổi bật như gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, không phải lên lại dây đàn sau một thời gian sử dụng, hoạt động rất ổn định.
3. Kiến thức về piano
* 7 nốt nhạc cơ bản
Đồ – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si
  C       D       E       F       G       A       B
* Bàn phím:
Đàn piano chuẩn có 88 phím, trong đó: phím trắng được gọi là phím tự nhiên và phím đen được gọi là phím hóa vì nó thực hiện các nốt hóa như thăng ( sharp) và nốt giáng (flat).
đàn piano
Có 7 octave trên một cây đàn, mỗi octave gồm 5 phím đen và 7 phím trắng.
4. Các cách tự học piano
* Tìm một người hướng dẫn:
Giai đoạn đầu của việc luyện tập rất quan trọng, có những kỹ thuật về ngón bấm bạn phải được hướng dẫn và uốn nắn một cách kỹ càng vì nó có thể trở thành thói quen in sâu vào não bạn khi bạn tự học và đi đến các bước cao hơn và nó rất khó để sửa khi bạn đã có thói quen xấu.
* Sách hướng dẫn:
Đây cũng là một trong những lựa chọn không thể thiếu khi bạn mới bắt đầu tập luyện, nó sẽ cho bạn kỹ năng đọc các nốt nhạc một cách nhuần nhuyễn như khi bạn đọc chữ, với những hình ảnh minh họa giúp bạn dễ hiểu hơn và học tốt hơn.
piano
* Video hướng dẫn:
Đây là một trong những lựa chọn của hầu hết các bạn trẻ ngày nay, vì không những có hình ảnh cụ thể mà còn có những thuyết minh, hướng dẫn để chúng ta dễ hiểu hơn.
Các bước tự học piano dễ dàng hơn

Nguồn : sưu tầm
TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA - NGÔI SAO NHỎ


                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com


                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Bàn về giáo dục âm nhạc cho trẻ - Học nhạc cho trẻ em


Bàn về giáo dục âm nhạc

Để giúp phụ huynh có một cái nhìn tổng thể về giáo dục âm nhạc, có lẽ bài viết về giáo dục âm nhạc trên tạp chí Nhịp cầu đầu tư các đây vài năm của tôi phần nào giải đáp những thắc mắc của quý vị. Đây không phải là một bài báo nghiên cứu khoa học nhằm chứng minh một quan điểm hay một luận thuyết nào, đơn giản, nó chỉ là một tổng quan các hiện tượng được quan sát từ thực tiễn hoạt động giáo dục âm nhạc của cá nhân người viết, với mục đích chia sẻ với những bạn đọc đang đầu tư, hoạt động hoặc quan tâm đầu tư trong lĩnh vực này.

Âm nhạc quan trọng đến đâu?

Tầm quan trọng và ảnh hưởng của âm nhạc đổi với con người đã được đề cập chi tiết từ cách đây hơn 2300 năm trước bởi các triết gia Hy Lạp lừng danh như Plato, Aristotle, Socrates và trước cả họ, là đức Khổng Tử tại Trung Quốc. Là những triết gia, chính trị gia, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội, họ đã nhận ra sức ảnh hưởng của âm nhạc, tiêu cực hay tích cực tùy theo hình thái âm nhạc, đến sự hình thành và phát triển của từng cá nhân cho đến diện rộng hơn là toàn xã hội và nhà nước.

Gần đây nhất là John Sykes, giám đốc phát triển của MTV Networks của Mỹ, khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc cho trẻ em. Theo ông, đây là một yếu tố tối cần thiết cho việc phát triển nguồn lực quốc gia. Nếu những quan điểm trên là đúng thì hiển nhiên, việc quan tâm tới giáo dục âm nhạc cho con cái rõ ràng là một trách nhiệm cụ thể đối với các bậc làm cha mẹ và của cả xã hội.
    
Một đầu tư tốn kém, ít hiệu quả? 

Tại Việt Nam, người ta học hoặc cho con học đàn vì nhiều lý do nhưng tựu chung các phụ huynh khi lần đầu tiếp xúc với giảng viên âm nhạc đại khái thường bày tỏ mong muốn rằng con cái của họ sẽ có một đời sống tinh thần phong phú hơn thông qua việc học đàn. Hiển nhiên so với các hình thức đầu tư khác thì đầu tư vào giáo dục âm nhạc khó tính được đầu ra bởi từng cá nhân đều có những chuẩn đánh giá rất khác biệt tùy quan niệm, mục đích. Kết quả có được cũng không thể quy ra “thóc”. Nhẹ thì ít hiệu quả, nặng hơn là lỗ và mất trắng.

Đa số chủ đầu tư ngán ngẩm nhận ra rằng việc để thực sự có một kỹ năng chơi đàn thì quỹ thời gian đầu tư không thể tính bằng tháng, mà là năm, vài năm cho đến nhiều năm. Nhiều người đã nản lòng khi thấy con họ không có hoặc mất đi hứng thú sau một giai đoạn đeo đuổi tập tành vô vọng. Việc thiếu vắng sự tư vấn đầy đủ và chính xác, cũng như một môi trường và phương pháp học tốt là một trong rất nhiều nguyên nhân. Đây là một vấn đề rất lớn, việc đi vào chi tiết sẽ phải dành vào một dịp khác.

Nói như vậy thì câu hỏi được đặt ra tiếp theo là việc đầu tư vào giáo dục âm nhạc là không sinh lợi khi quá tốn kém về thời gian và không đem lại kết quả? Hãy làm một phép so sánh. Để có một nền tảng kiến thức cơ bản từ các môn tự nhiên như toán, lý, hóa cho đến các môn nhân văn như lịch sử, văn học, địa Lý vvv..., tất cả chúng ta đều phải trải qua 12 năm mài đũng quần trên ghế nhà trường để rồi.... quên gần hết trừ phi đi vào chuyên ngành có liên quan ở bậc đại học.

Nếu đặt âm nhạc vào trong tương quan trên thì việc phải có một quãng thời gian nhất định cho đào tạo là một tất yếu. Lý do duy nhất cản trở việc đưa việc dạy đàn vào chương trình của trường phổ thông là cấu trúc đào tạo một thầy-một trò. Vì thế, các kiến thức âm nhạc trong các trường phổ thông chỉ được giảng dạy ở mức tổng quan, sơ bộ, nặng về lý thuyết trên cơ sở phổ cập cho số đông. Hạn chế của hình thức giảng dạy âm nhạc cho đa số này có thể thấy ngay ở các trận thi đấu bóng đá quốc tế của đội tuyển Việt Nam, khi chúng ta luôn hát trượt nhịp Quốc Ca Tiến Quân Ca vào đoạn cuối “Cùng tiến lên, cùng tiến lên” vì không nghỉ đủ số phách giữa hai câu.

Sức lôi cuốn của âm nhạc

Đôi khi những liên tưởng đến khối lượng thời gian bỏ ra cho việc rèn luyện mà những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp thường nói tới khiến người có ý định học nản lòng. Cái được gọi là “hy sinh vì nghệ thuật” có lẽ cũng chưa được hiểu và diễn đạt một cách đầy đủ, chính xác. Hành động nào được gọi là một sự hy sinh? Nếu coi hy sinh là việc từ bỏ một quyền lợi cá nhân vì ai hay một mục đính cao cả nào đó thì rõ ràng ở đây ta chẳng thấy ai hy sinh vì ai hay vì cái gì cả! Mặt khác thì việc đi làm một ngày tám tiếng ở những lĩnh vực khác sẽ được coi là gì? Đó là còn chưa tính đến những lúc tăng ca hoặc ngoài giờ.

Phải chăng các nghệ sĩ chuyên nghiệp miệt mài rèn luyện vì chính sự thỏa mãn nào đó mà âm nhạc đem lại cho họ. Phải chăng nên gọi đó là sự thụ hưởng và niềm đam mê mà họ không từ bỏ được? Như vậy, nên chăng ta cũng thay đổi quan điểm “khổ luyện” bằng “sướng luyện”?  không cần là đức Phật Tổ Như Lai, bạn cũng có thể nhận ra rất nhiều hình ảnh của cái “khổ” diễn ra hàng ngày trong xã hội, ngay bên cạnh chúng ta. Hành trình hướng đến cái đẹp không thể được coi là “khổ”!

Theo thiển ý cá nhân, có lẽ âm nhạc, với đặc thù tiết tấu, làn điệu và hòa âm, là một phương tiện hữu hiệu và gần với bản chất tự nhiên của con người nhất để giúp mỗi cá nhân có thể thăm dò khám phá những góc cạnh và chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn mình, qua đó có một nhận thức sâu sắc hơn về chính họ. Nhiều bạn bè đồng nghiệp của tôi trong dòng nhạc cổ điển đã không thể trả lời được một cách rõ ràng câu hỏi vì sao họ phải vẫn say mê luyện tập một tác phẩm đã được viết từ hàng trăm năm trước, đã được hàng ngàn, hàng trăm ngàn người trình tấu trong quá khứ cũng như trong tương lai? Đâu là sự sáng tạo cá nhân trong một cấu trúc chặt chẽ, hết sức khắt khe?

Tôi luôn nói với các học trò của mình rằng mỗi một tác phẩm là một tấm gương. Nó khách quan và luôn phản chiếu chính xác những gì được soi vào. Tâm hồn bạn sẽ được soi rọi trong quá trình học, tập luyện một tác phẩm. Học âm nhạc chính là học về chính mình. Như vậy việc chơi một nhạc cụ là một hoạt động mang tính phương tiện, “way to go”, còn mục tiêu tối hậu, “where to go”, là một hành trình nhận thức và chiêm nghiệm về bản thân thông qua những cảm xúc mà âm nhạc đem lại.

Và vì thế, với người yêu nhạc, những giây phút gặp gỡ âm nhạc luôn là những thời khắc được trân trọng. Như Triết gia Đức Friedrich Nietzsche từng nói “Không âm nhạc, cuộc sống là một sai lầm”. Qua âm nhạc người trình tấu có thể phó thác tâm trạng, tư duy hay bước vào những cuộc đối thoại bất tận của cảm xúc với các nhạc sĩ qua những tác phẩm âm nhạc bất hủ. Một thế giới đẹp đến phi thực luôn chờ đợi để hiện lên sống động khi được chạm vào, khiến những ai từng trải nghiệm luôn muốn trở lại để chiêm ngưỡng, thụ hướng.

Được giáo dục âm nhạc là quyền mọi người
  
Nói đến đây thì hình như chúng ta đã đến gần hơn mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục âm nhạc. Lợi ích có được từ quá trình rèn luyện kỹ năng học chơi một nhạc cụ cũng được nhiều nghiên cứu nghiêm túc đề cập đến như: học nhạc giúp tăng cường trí thông minh, xây dựng tính kỷ luật, sự tự giác, tính chi tiết và khả năng tự giảm stress v.v.v. Đồng thuận với nhận định này không có nghĩa là phủ định tính ưu việt của các bộ môn khác trong việc rèn luyện và hình thành nhân cách. Có lẽ vì âm nhạc là một chất xúc tác mạnh của cảm xúc và quá trình học có một chút hình ảnh của “khổ luyện” nên có năng lực thúc đẩy quá trình hình thành các tính cách tích cực nhanh hơn?

Điều băn khoăn của nhiều phụ huynh là “không biết cháu có năng khiếu âm nhạc để học hay không?”. Nói như vậy thì nếu không có năng khiếu chơi tennis sẽ không được phép cầm vợt vì sẽ không trở thành Peter Sampras? không có tổ chất của Tiger Wood thì không được phép chơi golf? Một suy nghĩ thường gặp khác của phụ huynh là “Cho cháu học cho vui chứ không có ý định theo nghề và trở thành nhạc công chuyên nghiệp”. Ai bắt chúng ta trở thành sử gia khi học lịch sử ở trường? Khái niệm “học cho vui” thoạt nghe đơn sơ nhưng đó lại là mục đích chân chính. Hạnh phúc của đời người là gì nếu không phải là vui sống. Thật ra việc học nhạc và đàn cũng không khó hơn việc học các môn khác.Việc học nhạc không nên bị đối xử một cách e dè như vậy trong khi nó cần được coi là một quyền lợi tất nhiên của mỗi người.

Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự luyến tiếc rằng họ đã không được hoặc không được học nghiêm túc lúc còn bé. Rõ ràng nhu cầu của việc chơi được một nhạc cụ càng trở nên rõ rệt hơn sau những trải nghiệm sống và họ đã ý thức được cụ thể hơn vài trò của âm nhạc trong đời sống thường nhật của con người. Chúng ta đều biết giá trị của thời gian. Đó là thứ mà chúng ta không bao giờ tìm lại được. Niềm hạnh phúc của bậc làm cha mẹ khi lắng nghe con chơi đàn và nhận thấy sự tiến bộ của con là một phần thưởng quý giá cho những nỗ lực đầu tư của họ. Họ đã tặng được cho con mình một món quà có giá trị bền vững của cuộc sống.

Nền tảng của phát triển bền vững

Đầu tư mạnh vào giáo dục âm nhạc & nghệ thuật là một xu hướng rất rõ rệt ở tất cả các quốc gia châu Á có nền kinh tế phát triển. Các phòng hòa nhạc và học viện âm nhạc trở thành biểu tượng của các thành phố lớn. Khởi đầu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nối tiếp bởi Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc và nay là tất cả các quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế năng động, bùng nổ. Ở đó, giáo dục âm nhạc gần như đã trở thành thông lệ. Ngay ở một cộng đồng người Hàn tại Phú Mỹ Hưng ta cũng có thể thấy rõ ý thức đầu tư vào giáo dục âm nhạc của họ.  

Trong số 81 thí sinh tham dự vòng chung kết giải Piano quốc tế mang tên Chopin năm 2010, có đến 33 thí sinh châu Á. Song song với sự dịch chuyển về quyền lực chính trị và kinh tế từ Tây sang Đông có cả âm nhạc. Theo đánh giá của ông Waldemar Dabrowski, tổng giám đốc của nhà hát opera Warsaw và là người đứng đầu ủy ban tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Frederic Chopin, thì có đến 30 triệu thanh thiếu niên đang học piano tại châu Á. 

Một nền tảng văn hóa vững chắc luôn là yếu tố cốt lõi cho việc duy trì phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Giáo dục âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời của công cuộc xây dựng một nền tảng văn hóa. Qua giáo dục âm nhạc, chúng ta có thể mở ra một cách cửa cho con em tiếp cận với kho tàng văn hóa khổng lồ của nhân loại. Ở đây, định lượng cho một kết quả đầu tư phải được hiểu theo một cách nhìn dài hạn theo chiến lược “thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân” 
Nguồn: sưu tầm

TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA - NGÔI SAO NHỎ


                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Bạn nên cho con học nhạc từ tuổi nào?


Bạn nên cho con học nhạc từ tuổi nào?

Chúng ta nghe một cậu bé học violin, hay từng nghe kể tất cả những câu chuyện của những thần đồng âm nhạc nổi tiếng như nhà soạn nhạc Mozart đã viết bản giao hưởng đầu tiên của mình khi mới vừa 8 tuổi hay Stevie Wonder kí hợp đổng với Motown khi mới 11 tuổi.

Thậm chí, nếu con của bạn không trình diễn với dàn nhạc New York hay Chicago Symphony ở tuổi 11 (như nghệ sĩ violin Midori và Herbie Hancock chẳng hạn), gia đình bạn chắc hẳn đã tiếp xúc với những trẻ em tài năng trong khu phố. Cho dù là ca đoàn mầm non trong nhà thờ hay một buổi hòa nhạc nhỏ ở trường tiểu học. Điều đó  cho thấy rằng, nếu cha mẹ muốn con thành công thì nên cho con tiếp xúc âm nhạc càng sớm càng tốt, thậm chí nên cho con nghe nhạc ngay từ khi trẻ mới chào đời.

Điều tôi đang nói đến là cha mẹ thường nghe những bậc phụ huynh khác than phiền và điều đó tác động đến con mình dẫn đến việc phân vân không cho con học nhạc từ nhỏ, chẳng hạn như “cha mẹ tôi từng bắt tôi phải chon một nhạc cụ khi tôi còn nhỏ… tôi ghét nó và đến giờ tôi vẫn còn ghét nó”. Để tránh những thái độ tiêu cực,dẫn đến việc cha mẹ trì hoãn việc cho con đi học nhạc từ nhỏ cho đến khi con họ có thể tự chọn cho mình một loại nhạc cụ riêng hay quyết định cho học khi bọn trẻ thậm chí thích chơi đàn.

Sự trình bày này có vẻ như mâu thuẫn. trong thực tế, vấn đề ở đây là bạn làm thế nào để biết độ tuổi chính xác để con có thể học nhạc. Để hiểu hơn vấn đề này, quan trọng là nhìn vào những lý do cơ bản là cha mẹ muốn con mình học nhạc.

Có một nghiên cứu có sức thuyết phục cao khi chứng minh có một “cửa sổ cơ hội”, chính là  từ khi trẻ ra đời đến khi trẻ được 9 tuổi là độ tuổi tốt nhất để phát triển âm nhạc. Trong thời gian này, các cấu trúc não bộ và sự hiểu biết về âm nhạc tương đối tốt, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để trẻ tiếp xúc với âm nhạc.

Câu hỏi quan trọng sau đó không phải là khi nào bắt đầu học nhạc, mà là bạn xác định mục đích việc cho con học nhạc? cho ví dụ,nếu bạn xác định mục đích cho trẻ học nhạc là giúp trẻ làm chủ bản thân, học hỏi kinh nghiệm và học để phát triển các kỹ năng liên quan đến âm nhạc khi còn nhỏ, thì bạn nên cho trẻ tiếp xúc các lớp học nhạc càng sớm càng tốt, thậm chí ngay khi trẻ vừa chào đời.

Bạn không nhất thiết phải  đưa trẻ đến lớp học, bạn có thể là giáo viên của con – bằng cách tạo một phòng nhạc cho trẻ tại nhà. Bạn bật nhạc cho trẻ nghe, lên youtube tìm những động tác lắc lư, hát theo hay nhảy, thậm chí nếu được bạn có thể chơi một nhạc cụ nào đó cho con nghe.

Trẻ có thể tham gia một lớp học nhạc khi trẻ lên 3. Trong độ tuổi này, mục tiêu của lớp học không nhằm mục đích trẻ có thể chơi được bất kỳ một loại nhạc cụ nào, mà mục tiêu chính bạn tìm lớp cho con trong tuổi này là phát triển nhịp trong trẻ, nhân biết giai điệu hay phân biệt âm thanh các nhạc cụ.

Khi trẻ lên 5 tuổi, hầu hết trẻ em đã có đủ nền tảng để  chuẩn bị học nhạc một cách chính thức. Mục tiêu tiếp cận nhạc trong độ tuổi này  không phải để trở thành một người trình diễn tuyệt vời mà xa hơn là làm quen và hiểu những ký hiệu nhạc. Piano và violin là 2 nhạc cụ phổ biến nhất trong tuổi này, nhưng một số ít  người đã thử guitar, hay ukulele.

Khi 10 tuổi, bọn trẻ sẽ có một loạt các kỹ năng liên quan đến nhạc cụ. trẻ có sự phát triển tốt về mặt thể để thử những nhạc cụ lớn hơn, như brass hay những nhạc cụ dây lớn đòi hỏi một thể chất và sức chịu đựng cao hơn. Trong khoảng thời gian này, mục tiêu bài học chuyển đổi từ việc có được những kinh nghiệm đến việc cải thiện khả năng biểu diễn.

Tóm lại, có 3 câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bắt đầu học nhạc khi nào?” “ Tuổi nào chính thức học nhạc?”những hoạt động liên quan đến âm nhạc nên bắt đầu từ khi mới sinh, tiếp theo là các lớp học có hệ thống hơn khoảng 3 tuổi, và bài học với mục tiêu học nhạc cụ một cách cụ thể nên bắt đầu trong khoảng 6 - 9 tuổi. Hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn, trường hợp ngoại lệ chắc chắn sẽ phụ thuộc vào trẻ hay giáo viên.

Kinh nghiệm âm nhạc từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Như đi xe đạp hay một ngôn ngữ, các kỹ năng này có thể được học sau này trong cuộc sống,nhưng chúng sẽ không bao giờ “tự nhiên” đó mới là điều quan trọng, “tự nhiên”là nhân tố quan trọng trong dòng chảy âm nhạc của trẻ.
Nguồn: sưu tầm
TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA - NGÔI SAO NHỎ


                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Lợi ích của việc học nhạc


Lợi ích của việc học nhạc

Âm nhạc tác động ra sao và ảnh hưởng như thế nào tới não bộ của trẻ? sự phát triển của bé sẽ có những mặt tích cực nào khi sớm được tiếp xúc với âm nhạc? Ngay từ khi chưa được sinh ra, trẻ đã có thể nhận biết được nhịp tim cũng như nghe và cảm nhận được những bài hát ru của người mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ bé sẽ giúp tăng trí nhớ, có khả năng tư duy tốt hơn và nhiều lợi ích nữa về kỹ năng sống. Không chỉ vậy, tác động trực tiếp của âm nhạc tới não bộ ở trẻ ...

Ngay từ khi chưa được sinh ra, trẻ đã có thể nhận biết được nhịp tim cũng như nghe và cảm nhận được những bài hát ru của người mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ bé sẽ giúp tăng trí nhớ, có khả năng tư duy tốt hơn và nhiều lợi ích nữa về kỹ năng sống. Không chỉ vậy, tác động trực tiếp của âm nhạc tới não bộ ở trẻ cũng là một trong những yếu tố mà bậc cha mẹ cần nên biết khi quyết định cho con em mình theo học nghệ thuật. Dưới đây là 12 lợi ích của việc học nhạc tổng hợp dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Carolyn Phillips.

1. Vì não trẻ vẫn tiếp tục phát triển trong nhiều năm sau khi sinh nên việc học nhạc từ nhỏ sẽ giúp cải thiện các vùng não liên quan đến ngôn ngữ và lập luận. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ  ra rằng âm nhạc giúp phát triển phần não trái vốn là phần giúp xử lý ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp của trẻ. Bên cạnh đó,  lồng những thông tin  mới vào những bài hát quen thuộc cũng là một cách giúp trẻ tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2. Theo nghiên cứu, có một mối quan hệ rất mật thiết giữa âm nhạc và khả năng nhận thức không gian ở trẻ. Khả năng này giúp trẻ kết hợp được những yếu tố tách biệt nhau đồng thời biết cách nhận thức, tư duy vấn đề. Nhờ đó, trẻ học được cách giải những bài toán phức tạp hay tự sắp xếp vật dụng cá nhân của mình.

3. Học nghệ thuật giúp trẻ tư duy sáng tạo và có khả năng xử lý tình huống bằng việc tưởng tượng nhiều phương án khác nhau, đồng thời bỏ qua những quy tắc và giả thuyết lỗi thời.  Bởi vốn dĩ khi học nghệ thuật, những câu hỏi luôn có những cách lập luận khác nhau chứ không theo một khuôn mẫu nhất định nào. 

4. Nghiên cứu gần đây cho thấy, đa số học sinh theo học nghệ thuật đạt được kết quả tốt hơn trong những kì thi đánh giá trình độ chung như SAT. Bên cạnh đó, kết quả học ở trường trung học của họ cũng tốt hơn. 

5. Học nghệ thuật giúp trẻ có cái nhìn khái quát về các nền văn hóa khác nhau, qua đó hình thành sự cảm thông và lòng trắc ân. Điều này giúp giảm đi tính đố kỵ cũng như cái  “tôi” ích kỷ  ở trẻ, tạo nên cầu nối và xóa đi những khác biệt về văn hóa. Đó là cách để trẻ học được cách tôn trọng lẫn nhau ngay từ những năm đầu đời.

6. Thông qua việc học nhạc, trẻ học được tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc. Không chỉ vậy, trẻ còn biết cách để phối hợp những chi tiết thành một tổng thể hài hòa. Do đó, khi phải làm những công việc riêng của mình, chúng sẽ trở nên sáng tạo và có thể  hoàn thành một cách hiệu quả nhất.

7. Vốn dĩ bản chất của âm nhạc rất đơn giản, bạn chơi sai tức là sai;  nhạc cụ đó, một là đã được lên dây, hai là hoàn toàn chưa,  bạn chơi khúc nhạc đó hoặc rất hay, hoặc là không. Màn trình diễn có thành công hay không phụ thuộc vào việc bạn bỏ bao nhiêu công sức vào sự tập luyện của mình. Do đó, thông qua học nhạc, trẻ sẽ học được giá trị to lớn của sự nỗ lực để đạt được thành công.

8. Thử tưởng tượng đến việc bạn tham gia vào một buổi hòa nhạc, để cả dàn nhạc có buổi biểu diễn thành công thì trước nhất, tất cả các thành viên phải tuân thủ lịch tập dượt , tổng duyệt chung của nhóm và phải học cách để kết hợp với nhau một cách hài hòa nhất. Qua đó có thể thấy, học nhạc sẽ giúp trẻ nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm và tính kỉ luật.

9. Âm nhạc giúp trẻ học được cách tự thể hiện cũng như hiểu và kết nối với chính bản thân mình. Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển thì thử thách được đặt ra là làm cách nào để làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và  hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Ấy vậy mà lời giải đáp đôi khi lại rất đơn giản, đó là hiểu được bản thân mình là ai và mình muốn gì.

10. Việc học nhạc giúp phát huy những kĩ năng cần thiết cho môi trường làm việc sau này của trẻ. Vốn chú trọng vào phần thực hành, giảng viên sẽ dạy trẻ cách để biểu diễn, không chỉ ở một môi trường nhất định mà là ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nghiên cứu gần đây cho thấy, các nhà đầu tư thường tìm kiếm những người có khả năng giải quyết sự việc một cách sáng tạo, linh động theo nhiều hướng để làm việc cho mình, vốn được xem là thế mạnh của người theo học nhạc. Không dừng ở đó, học nhạc từ nhỏ còn giúp trẻ trau dồi khả năng giao tiếp và phối hợp tốt hơn.

11. Thông qua việc biểu diễn, trẻ học được cách vượt qua nỗi sợ và biết chấp nhận rủi ro. Điều này giúp trẻ có được nhiều trải nghiệm ngay từ bé, ít mắc sai lầm về sau và trẻ phát triển được cá tính riêng của bản thân. Bên cạnh đó, âm nhạc còn giúp củng cố hệ thần kinh và có thể ngăn chặn nguy cơ lạm dụng ma túy và chất kích thích ở thiếu niên, từ đó giảm thiểu tình trạng phải đến trại cai nghiện ở tuổi teen.

12. Giáo dục nghệ thuật giúp trẻ hình thành cá tính riêng của bản thân. 
Nguồn : sưu tầm

TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA - NGÔI SAO NHỎ


                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618