Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

KHAI GIẢNG LỚP CA SĨ NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo ca sĩ nhí tại TP.HCM...

KHAI GIẢNG LỚP DIỄN VIÊN NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo Diễn viên nhí tại TP Hồ Chí Minh...

KHAI GIẢNG LỚP MC NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo MC nhí tại TP Hồ Chí Minh...

9 LỢI ÍCH CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn con người với sự kết hợp của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Con người không thể sống mà không có âm nhạc.....

CHƠI ĐÀN MÓN QUÀ VÔ GIÁ CHO CUỘC SỐNG

Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, stress, hãy thử lắng nghe hoặc dạo những phím đàn piano. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái và mọi muộn phiền sẽ tan biến.....

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

KHÁI NIỆM HÌNH THỨC ÂM NHẠC

1. Khái niệm


Hình thức âm nhạc là tên gọi của quá trình xây dựng tác phẩm âm nhạc. Hình thức được xác định bởi nội dung của từng tác phẩm, hình thức đó được hình thành trong sự thống nhất với nội dung và đặc trưng của nó là mối quan hệ tương hỗ giữa tất cả các thành tố âm thanh riêng biệt được phân bố, lặp lại theo thời gian.
Mỗi tác phẩm âm nhạc luôn có một hình thức riêng và mang tính đặc thù, nhưng các quy luật tạo nên hình thức âm nhạc lại khá hạn chế, vì thế nhiều tác phẩm âm nhạc sẽ có đặc điểm chung về hình thức. Điều này cho phép ta có thể xác định được những dạng hình thức, xây dựng được những sơ đồ cấu trúc chung của các tác phẩm âm nhạc. Những sơ đồ đó khá phổ biến bởi tính uyển chuyển và hợp lý của chúng, và ít nhiều cũng phải phù hợp với quy luật thẩm mỹ chung của tính thống nhất trong từng cái riêng biệt.
Hình thức tồn tại trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, quy luật xây dựng hình thức của mỗi loại hình nghệ thuật lại khác nhau.
Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh. Các nhân tố âm thanh được phát triển nối tiếp nhau, lần lượt đi vào nhận thức thông qua tai nghe, thông qua sự tiếp nhận của mỗi người. Và như vậy, hình thức âm nhạc là một quá trình phát triển, biến đổi liên tục theo thời gian với các mức độ khác nhau.

2. Sự phân chia trong hình thức

2.1. Ngắt, lấy hơi và các dấu hiệu của nó

Hình thức âm nhạc là sự thống nhất, hoàn thiện, nhưng bên trong sự thống nhất ấy lại bao gồm những thành phần khác nhau, chúng được giới hạn bởi ý đồ nghệ thuật. Mối tương quan của các thành phần này cũng giống như sự phân chia trong văn học. Những bộ phận lớn của hình thức có thể so sánh với các chương của tác phẩm văn học, nhỏ hơn là các đoạn, các câu với độ dài ngắn khác nhau và thậm chí là từng từ.
Thời điểm phân chia các thành phần trong hình thức nói trên được gọi là ngắt. Sự thể hiện của ngắt trong hình thức rất đa dạng, ta có thể nhận thấy một số dấu hiệu cơ bản của chúng như sau:
     - Dấu lặng:
      Vd. 1: Tchaikovsky, Sym. N.6 – I
     
Ngoài ba dấu hiệu cơ bản nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu khác của ngắt, chẳng hạn như khi có sự thay đổi về âm vực, sắc thái, âm lượng, v.v. Dấu ngắt được thể hiện rõ hơn khi ở bè chính của tác phẩm âm nhạc.

2.2. Những nhân tố chính trong âm nhạc

Những nhân tố cơ bản, có ý nghĩa nhất trong sự hình thành hình thức âm nhạc có thể kể đến là: giai điệuhoà âm vàtiết tấu cùng mối tương hỗ giữa chúng. Trong chương trình học âm nhạc, các vấn đề trên được đề cập trong các môn học như “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, “Hoà âm”. Ở đây, chúng ta sẽ nhìn nhận chúng dưới góc độ của môn Hình thức âm nhạc.

2.2.1. Giai điệu âm nhạc                           

Giai điệu là tư duy âm nhạc được biểu hiện bằng một bè, là yếu tố quan trọng nhất trong âm nhạc. Giai điệu được hình thành từ sự kết hợp những âm có cao độ giống và khác nhau, nối tiếp theo một tiết tấu nào đó. Giai điệu phải thể hiện được một nội dung, một hình tượng âm nhạc và nội dung, hình tượng ấy phải nhận được sự đồng cảm của người nghe.
Giai điệu có những đặc điểm riêng của nó. Trước hết là hướng đi của giai điệu, ta thấy chúng luôn được thể hiện theo hình lượn sóng. Sự chuyển động này của giai điệu giúp cho mạch đập âm nhạc diễn ra liên tục, không đơn điệu, tạo điều kiện cho việc khắc họa hình tượng âm nhạc rõ nét hơn, đồng thời giúp cho sự tiếp nhận của người nghe được thuận lợi hơn.
Cường độ của giai điệu phụ thuộc vào hướng đi của giai điệu. Khi giai điệu đi lên, cường độ thường lớn dần (crescendo), khi giai điệu đi xuống cường độ thường giảm dần (diminuendo).
Vd. 4:
Tchaikovsky, Opera “The Queen of Spades” (Con đầm bích)
Andante mosso
 
Sự phát triển của giai điệu sẽ dẫn đến cao trào âm nhạc, nốt cao nhất của cao trào được gọi là đỉnh điểm của cao trào. Đây là nơi thể hiện sự căng thẳng, đặc biệt nhất của tác phẩm, và như vậy mỗi một hình thức đều có một cao trào âm nhạc riêng.
Trong sự luân chuyển của giai điệu, chúng ta còn gặp một dạng khác nữa của giai điệu, đó là “giai điệu ẩn”. Đặc điểm của “giai điệu ẩn” là sự nối tiếp các nốt trong tiến hành giai điệu xảy ra không được liên tục. Nếu giai điệu như đã xét ở trên là một nét liền, thì “giai điệu ẩn” có thể được xem là những nét đứt, rời, không liên tục: 

2.2.2. Chủ đề âm nhạc

Chủ đề âm nhạc là thành phần thể hiện tư tưởng chủ đạo, cốt lõi của một tác phẩm âm nhạc hoặc các phần của tác phẩm ấy. Chủ đề có thể biểu hiện theo các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng hình thức và thể loại âm nhạc.
Trong những trường hợp đơn giản, chủ đề có thể là một giai điệu hoặc một phần của giai điệu, nếu như giai điệu hoặc phần giai điệu ấy chứa đựng những nét đặc trưng và mang tính quy luật của tác phẩm.  Nét đặc trưng và tính quy luật này có thể được biểu hiện qua cách sử dụng quãng, âm hình tiết tấu. Và như vậy, chủ đề âm nhạc luôn súc tích, ngắn gọn và bền vững.
Trong những trường hợp phức tạp hơn, chủ đề là sự kết hợp của tất cả các yếu tố như tiết tấu, hoà âm, âm sắc, cách cấu tạo... trong một cấu trúc hình thức nào đó.

2.2.3. Hòa âm

Hòa âm là nghệ thuật kết hợp các âm thành những hợp âm và những hợp âm này nối tiếp nhau trong mối tương quan theo chiều dọc, chiều ngang. Hòa âm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm âm nhạc. Nói đến hòa âm là nói đến công năng và màu sắc của chúng trong việc hình thành và phát triển hình thức âm nhạc.
Trong lĩnh vực chức năng hợp âm, hòa âm biểu hiện ở mối tương quan giữa hợp âm chủ với các hợp âm khác trong một trung tâm điệu tính. Hợp âm chủ luôn ở trạng thái bình ổn và bền vững, còn các hợp âm khác trong điệu tính mang tính chất không ổn định. Sự không ổn định của các hợp âm này được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Những hợp âm không ổn định tạo nên sự căng thẳng và chúng sẽ được giải quyết về  hướng hợp âm chủ - ổn định (theo nguyên mẫu - kết T – S – D – T)
Để phát triển hình thức ở mức độ lớn hơn (đôi khi cả với những hình thức nhỏ), nếu chỉ sử dụng một điệu tính cho cả một phần lớn trong hình thức thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của âm nhạc. Do đó, người ta phải sử dụng thủ pháp chuyển điệu để tạo nên những sự căng thẳng, tương phản, những màu sắc mới. Điều này đã tạo cơ sở cho việc so sánh giọng điệu. Khi đó, công năng hoà âm có thêm ý nghĩa mới đó là thể hiện mối quan hệ giữa các điệu tính. Điệu tính chính là điệu tính đóng vai trò chủ đạo theo nghĩa rộng nhất của từ này, đó là điệu tính bền vững hơn so với các điệu tính khác, đó là điệu tính dùng để bắt đầu và kết thúc một tác phẩm âm nhạc. Các điệu tính khác, không bền vững, là các điệu tính phụ thuộc. Các điệu tính phụ thuộc này tạo nên sự căng thẳng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hình thức. Từ đây xuất hiện mối tương quan mới về thứ tự giữa các hợp âm tương phản át và hạ át: T – D – S – T.
Công thức T – D – S – T này không đơn thuần là sự kết hợp giữa các hợp âm bậc V, bậc IV của một điệu tính, mà cần được hiểu một cách khái quát, đó là một bố cục, một trình tự sắp xếp các điệu tính nhằm tạo nên sự xung đột, tương phản và cuối cùng của sự tương phản, xung đột ấy sẽ được giải quyết bằng cách khôi phục lại điệu tính chính ban đầu. Đối với các đoạn riêng biệt, công thức này có thể xuất hiện trực tiếp vào các giọng điệu phụ của D và S. Trong những trường hợp phức tạp hơn, các thành phần của công thức trên lại được phân chia thành những thành tố mới nhỏ hơn cùng với mối quan hệ giữa những thành tố ấy, chẳng hạn T – D – T – S – T; T – D – với các giọng điệu khác – S – T; T – D – với các giọng điệu khác – T – S – T.
Công thức này được quan tâm, sử dụng rất nhiều trong các hình thức khác nhau, bởi ý nghĩa quan trọng của bậc hạ át và giọng điệu của hạ át trong việc củng cố âm chủ.

2.2.4. Tiết tấu

Vì âm nhạc là quá trình diễn ra theo thời gian, do đó tiết tấu đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các âm thanh có cao độ. Theo nghĩa hẹp, tiết tấu là giới hạn về trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau.
Chúng ta có thể nhận thấy một loạt các âm nối tiếp nhau dưới đây: 



                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Hành trình thưởng thức âm nhạc của loài Người

Khoa học tác động đến mọi mặt của đời sống, trong đó có cách thưởng thức nghệ thuật của con người. Nghe nhạc là một trong những món ăn tinh thần chứng kiến rõ nhất bước phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ.

Âm nhạc luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người. Từ xa xưa, loại hình nghệ thuật này đã luôn được quan tâm, chăm sóc. Thời kỳ đầu, con người muốn thưởng thức âm nhạc họ phải tới rạp hát, hoặc chờ các gánh hát, các đoàn kịch nghệ đi lưu diễn qua địa phương của mình. Nhưng về sau, nhu cầu đó đã được thỏa mãn tại nhà với những phát minh, sáng chế từ thấp đến cao cùng với tiến trình phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật.
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát
Hộp nhạc nhỏ xíu (Snuff Box)
Những chiếc hộp tạo ra giai điệu du dương đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 9 ở Iraq, nhưng những hộp nhạc ban đầu đó còn rất thô sơ và giản đơn, mãi cho tới thế kỷ 18, người Châu Âu mới hoàn tất thiết kế ban đầu đó và tạo ra những hộp nhạc nhỏ xíu như hình bao thuốc lá, được chế tác cầu kỳ và tinh xảo với những âm thanh y như tiếng dương cầm và vĩ cầm. Hộp nhạc có nhiều kích cỡ, có thể nhỏ như bao thuốc, cũng có thể lớn như chiếc mũ, và cũng có loại to chiếm hết diện tích một mặt bàn với các âm thanh tinh tế, phức tạp hơn hộp nhạc thuở ban đầu rất nhiều.
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Hộp nhạc giản đơn ban đầu có cơ cấu hoạt động giống như một chiếc đồng hồ và thường được các thợ chế tác đồng hồ sản xuất ra. Thụy Sĩ, đất nước nổi tiếng về sản xuất đồng hồ cũng từng là nơi tập trung nhiều xưởng sản xuất hộp nhạc.
Cơ cấu tạo ra âm thanh của hộp nhạc ban đầu này dựa trên một hình trụ có mấu nhô lên, những mấu đó tương ứng với các nốt nhạc và được bố trí cố định tại một vị trí nhất định trên ống hình trụ. Vì vậy, mỗi ống hình trụ đặt vào hộp nhạc tương ứng với một giai điệu không đổi. Khi người ta muốn nghe một giai điệu khác, họ buộc phải thay sang một ống hình trụ khác. Sau này, một số cải tiến được tạo ra và một ống hình trụ có thể chạy những bản nhạc dài nối tiếp nhau suốt 3 tiếng đồng hồ. Để được nghe nhạc, người ta phải vặn dây cót của hộp nhạc và nó sẽ chơi theo tốc độ định sẵn của nhà sản xuất.
Hộp nhạc lớn (Musical Box)
Hộp nhạc lớn ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, về cơ bản nó dựa trên cách thức vận hành của hộp nhạc nhỏ, cũng là một thiết bị chơi nhạc tự động, tạo ra âm thanh dựa trên những chiếc gai nhỏ nhô lên từ một trục hình trụ xoay tròn. Nhưng ở thời này, người ta thường thay hộp hình trụ bằng một dải dẹt hình lược với những “mấu nhạc” nhô lên. Trong một số hộp nhạc được thiết kế tinh xảo còn có những chiếc chuông, chiếc trống nhỏ xíu, cùng với tay quay giúp bạn tự điều chỉnh được độ nhanh chậm của bài hát.
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Hộp nhạc thời kỳ này đã được chế tác tinh xảo đến độ kết hợp giữa các mấu nhạc trên ống hình trụ hoặc hình đĩa với các loại dây bên trong tạo ra giai điệu rất giống với đàn piano và violin.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, ngành sản xuất hộp nhạc gần như biến mất vì không còn mấy ai đủ khả năng mua những hộp nhạc đắt tiền này nữa. Đó thực sự là một điều đáng tiếc vì những hộp nhạc này bên cạnh giá trị âm nhạc còn có giá trị thẩm mĩ tạo hình. Sau này, một số thợ sản xuất cá thể vẫn duy trì hoạt động nhỏ lẻ và một số công ty sản xuất đồng hồ vẫn mở xưởng sản xuất hộp nhạc để phục vụ cho những khách hàng đơn lẻ.
Đĩa than (Vinyl LP Records)
LP là viết tắt của từ “Long Play” (Chơi được lâu) là một hình đĩa mỏng làm từ nhựa vinyl có nhiều rãnh siêu nhỏ, được sử dụng với một máy quay đĩa. Đĩa than lần đầu xuất hiện trên thị trường ngày 21/6/1948 bởi hãng đĩa đầu tiên trên thế giới, hãng Columbia Records. Phát minh được công bố trong một buổi họp báo tại thành phố New York, Mĩ.
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Đĩa than đã và sẽ mãi là chuẩn mực và đỉnh cao trong nghệ thuật thưởng thức âm nhạc. Về sau, bộ lọc âm thanh và dàn âm thanh nổi với hai loa tách rời đã giúp hoàn thiện hiệu quả phân bố âm thanh của hệ thống máy quay đĩa. Cho tới hôm nay, những người nghe nhạc “sành” vẫn coi đĩa than là chuẩn mực đỉnh cao trong thưởng thức âm nhạc.
Đĩa than có thể nghe được cả hai mặt, ban đầu mỗi mặt chỉ nghe được trong 20 phút với tốc độ tương đối chậm, nhưng dần dần tốc độ quay đĩa đã được tăng lên đáng kể với thời lượng kéo dài hàng tiếng đồng hồ.
Băng ghi âm 8 rãnh (8-tracks)
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Băng ghi âm 8 rãnh là kỹ thuật ghi âm kiểu mới trên dải băng từ. Loại băng này xuất hiện lần đầu ở Mĩ vào giữa những năm 1960 và tồn tại đến đầu những năm 1980. Vì sự xuất hiện chóng vánh của nó mà băng từ 8 rãnh không được phổ biến rộng rãi mà chỉ được sử dụng chủ yếu tại Mĩ, đất nước phát minh ra nó.
Băng từ 8 rãnh được phát minh năm 1964. Sau đó, băng từ 4 rãnh được phát minh năm 1970. Cơ chế hoạt động của băng là dây băng sẽ được cuốn từ lõi này sang lõi khác. Ban đầu nghe nhạc bằng băng ghi âm là thú chơi của những người cầu kỳ bởi khi đó, người ta phải dùng tay để vòng các dây băng vào lõi quay trên máy nghe nhạc với những bước rất phức tạp. Vì vậy, ở thời kỳ đầu khi mới xuất hiện, băng ghi âm không giành được thiện cảm của người nghe nhạc, họ vẫn nghe đĩa than vì vừa đơn giản hơn, chất lượng âm thanh lại cao hơn hẳn.
Lúc này, một cuộn băng ghi âm đắt hơn một chiếc đĩa than vì quy trình sản xuất dây băng vẫn còn rất phức tạp và thủ công. Để giảm thiểu sự phức tạp đối với người nghe, các nhà sản xuất về sau đã sáng tạo ra chiếc hộp nhựa nhỏ với hai lõi quay để máy sẽ quay tự động mà không cần bàn tay con người vòng móc dây băng vào máy nữa. Nhờ vậy tuổi thọ của dây băng cũng dài hơn. Tuy vậy, chất lượng âm thanh thời kỳ này vẫn còn rất kém, lẫn nhiều tạp âm, độ trung thực và sắc nét của âm vực chưa cao.
Băng từ chạy qua dàn âm thanh nổi với hai loa tách biệt bắt đầu xuất hiện trên thị trường cùng tính năng băng trắng để người sử dụng có thể tự ghi âm tại nhà chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc trong ngành sản xuất băng từ. Vì có sự tồn tại song song của đĩa than nên băng từ phải mất nhiều năm mới có được thị phần trên thị trường.
Băng cát xét (Cassettes)
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Băng cát xét ra đời sau băng từ 8 rãnh và 4 rãnh với những cải tiến mạnh về tính năng tự động quay và chất lượng ghi âm. Băng được chạy trong một chiếc đài cát xét nhỏ gọn, có thể di chuyển dễ dàng. Thời kỳ đó, người ta rất thích để đài cát xét trong xe ô tô, vừa di chuyển, vừa nghe nhạc. Ngoài ra, băng cát xét lúc đó còn đảm nhiệm chức năng lưu trữ thông tin. Một dây băng cát xét có thể chạy tự động từ lõi này sang lõi khác và tự đảo chiều, không cần người nghe phải “mó tay” vào.
Lúc này, giá thành của băng đã rất rẻ và mức độ tiện dụng của băng cát xét đã đánh bật đĩa than, dù so về chất lượng âm thanh thì đĩa than vẫn luôn là đỉnh cao không sản phẩm nào vượt nổi.
Đĩa nén (Compact Disc)
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Đĩa nén hay còn gọi là CD là những đĩa nhựa được dùng để nén thông tin dưới dạng số hóa. Có rất nhiều loại CD với những tính năng khác nhau như CD-ROM để lưu trữ thông tin, VCD để lưu trữ hình ảnh, âm thanh... Đĩa nén và đầu đĩa (CD player) bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ tháng 10/1982. Vì tính năng hiệu quả của CD, nó còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ thông tin với các đĩa chạy chương trình phần mềm trên máy vi tính. Giai đoạn từ năm 2004-2007 chứng kiến thời kỳ cực thịnh của CD với hàng tỉ đĩa được phát hành trên toàn thế giới. 
Năm 2000, các nhà sản xuất xe ô tô bắt đầu thay máy nghe nhạc lắp trên ô tô từ dạng máy cát xét sang máy nghe đĩa CD, góp phần gia tăng thành công của ngành sản xuất CD trên toàn cầu. Tuy vậy, với các công nghệ kỹ thuật số mới xuất hiện như tính năng download, USB lưu trữ dữ liệu, flash driver..., đĩa CD đã mất đi tới 50% thị phần trên thị trường âm nhạc so với thời hoàng kim của nó. Giờ đây, đĩa CD chỉ chiếm 4% trong số các hình thức sản phẩm âm nhạc phát hành trên thị trường.
iPod
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

Ngày 23/11/2001, iPod đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó là máy nghe nhạc nén của hãng Apple. iPod có giao diện đơn giản. Thời kỳ đầu, có một số loại iPod lưu giữ dữ liệu trên đĩa cứng gắn liền, các loại iPod thế hệ sau sử dụng bộ nhớ flash với kích thước ngày càng nhỏ gọn. iPod còn có thể làm thiết bị lưu trữ dữ liệu khi gắn vào máy tính với dung lượng đa dạng từ 2-160 GB tùy loại. Có loại iPod màn hình đơn sắc và có nhiều loại chất lượng cao sử dụng màn hình màu. 
Tháng 1/2006, iPod được cải tiến có thể chơi video, đáp ứng nhu cầu giải trí thời thượng của giới trẻ và trở thành máy nghe nhạc nén phổ biến nhất. iPod có phần mềm (iTunes) để truyền nhạc, hình ảnh, video, tạo thư viện, có thể sao chép nhạc từ CD và còn làm thành đĩa cứng bên ngoài. Tháng 2/2006, iPod là máy nghe nhạc số phổ biến nhất ở Mỹ, với thị phần chiếm hơn 70% với 42 triệu máy được bán ra.
iPhone
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

iPhone cũng là mẫu điện thoại di động của hãng Apple. Phiên bản iPhone đầu tiên ra đời tháng 6/2007. Bên cạnh tính năng của một máy điện thoại thông, iPhone còn được trang bị màn hình cảm ứng, máy chụp hình, máy nghe nhạc, máy chiếu phim, trình duyệt web... Phiên bản thứ hai là iPhone 3G ra mắt tháng 7/2008, được trang bị thêm hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và mạng 3G tốc độ cao (HSDPA).
iPhone 3GS được công bố ngày 8/6/2009 với hiệu năng của máy được nâng cao (S trong 3GS nghĩa là Speed - Tốc độ) với bộ vi xử lý tốc độ 600 MHz (gấp gần 1,5 lần so với iPhone 3G), bộ nhớ trong lên đến 32 GB, máy ảnh số 3.15 Mp, tích hợp la bàn số và hàng loạt tính năng đáng giá được nâng cấp khác như tốc độ Wi-Fi, thời gian dùng pin...
iPhone 4 ra đời tháng 6/2010. Trong phiên bản này iPhone đã được thiết kế lại, có chức năng quay phim HD, màn hình Rétina trong và nhuyễn hơn gấp 4 lần so với các màn hình đời trước và chức năng FaceTime (gọi và thấy người gọi qua Wi-Fi).
Kể từ đây, nghe nhạc chỉ còn là một tính năng tích hợp trong các thiết bị kỹ thuật số công nghệ cao, bên cạnh rất nhiều tính năng đa dạng khác.
iPad
Ban đầu, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát

iPad là máy tính bảng do hãng Apple phát triển, được công bố vào ngày 27/1/2010, thiết bị này tạo ra một sản phẩm mới giao thoa giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay. iPad có màn hình lớn, cảm ứng đa điểm, sử dụng đèn led chiếu sáng 9.7 inch, bộ nhớ flash 16 tới 64 GB, BlueTooth 2.1... Đây là thiết bị đầu tiên của Apple khai thác dịch vụ iBookstore cũng như ứng dụng đọc sách iBooks. Tính năng nghe nhạc lúc này chỉ là một trong rất nhiều tính năng đa dạng khác của iPad.
 
 
Hồ Bích Ngọc

                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Nghệ sĩ Violin quảng bá vẻ đẹp Huế với MV 'Tự nguyện'

Ca khúc về tình yêu đất nước quen thuộc được Hoàng Rob chuyển thành thể loại hòa tấu và lồng các hình ảnh đẹp về cố đô vào MV.

Tự nguyện là MV thứ hai nằm trong dự án cùng tên của nghệ sĩ Violin - Hoàng Rob (tên thật Trương Nhật Hoàng) - nhằm giới thiệu vẻ đẹp đất nước Việt Nam. Lần này, Hoàng Rob lựa chọn thành phố Huế để quảng  du lịch tới bạn bè quốc tế và hướng tới Festival Huế 2016.
hoang-rob
Nghệ sĩ Violin - Hoàng Rob.
Hoàng Rob cho biết cố đô Huế là quê ngoại, nơi gắn liền với thời thơ ấu của anh. "Tôi cảm thấy may mắn khi được sử dụng âm nhạc của mình để tôn vinh những điều ý nghĩa, thể hiện niềm tự hào thiêng liêng dành cho đất nước, dân tộc", anh nói.
Ca khúc được sản xuất và phối khí bởi Khắc Hưng - nhạc sĩ đứng sau nhiều bản hit của Đan Trường, Khắc Việt, Tuấn Hưng, Thu Thủy... Đây cũng là lần đầu tiên Khắc Hưng thử sức với dòng nhạc hòa tấu hiện đại.
Sau hai MV - Cầu vồng đêm mưa và Tự nguyện, Hoàng Rob tiếp tục thực hiện bốn MV còn lại tại những vùng đất khác, địa điểm tiếp theo là hang Sơn Đòong. Dự kiến 6 MV được hoàn thành trong năm nay, trước khi anh giới thiệu minishow vào cuối 2016.
Trương Nhật Hoàng sinh năm 1991, học Violin từ năm 16 tuổi. Anh đam mê phong cách âm nhạc đa dạng từ Jazz, Funk đến World Music. Nhật Hoàng thành lập nhóm GEN9 với mô hình như nhóm tứ tấu Bond. Anh từng đại diện Việt Nam đi biểu diễn ở hơn 10 nước trên thế giới. Hoàng Rob cũng từng kết hợp với nhiều nghệ sĩ trẻ như SlimV trong Xin mưa rơi nhanh hay Độc ẩm cùng Trung Quân Idol và ca nương Kiều Anh. Hiện anh vừa làm nhạc, vừa hoàn tất chương trình Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Quốc gia  Nội.
MV "Tự nguyện" - Hoàng Rob
Đức Trí

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Niềm vui từ việc học đàn guitar

Có người bắt đầu chơi guitar từ khi rất còn nhỏ, và nhiều người bắt đầu chơi guitar khi họ đã bước sang tuổi 30, 40, 50 hoặc thậm chí là các cụ bô lão đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”.

Có lẽ với nhiều người khi còn trẻ họ không có thời gian học, cũng có thể họ không tìm thấy một giáo viên mong ước hoặc họ quá mải miết khám phá cuộc sống.

Nhiều người thường nói: "Học đàn ư, tôi già mất rồi. " . Nhưng có lẽ sẽ không bao giờ là quá già để học mà bạn sẽ trở nên già khi ngừng học hỏi. Chơi dan guitar cũng vậy, đó là đam mê, là sáng tạo và tìm được niềm vui ẩn chứa trong nó.


Bạn hãy luôn lấy cảm hứng từ niềm đam mê và động lực của người chơi guitar. Chơi guitar không chỉ giúp bạn hình thành các phương pháp rèn luyện mà bạn còn đạt được nhiều đam mê và động lực. Bạn cần phải tìm hiểu lý do tại sao bạn lại đam mê chơi guitar và làm thế nào tự giúp mình tiến bộ hơn mỗi ngày. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp bạn thực hiện được mục tiêu.

Vì vậy, tại sao lại không học guitar mỗi ngày để thực hiện ước mơ của mình nhỉ.
1. Guitar là loại nhạc cụ khá dễ chơi.

Chỉ một vài tuần bạn có thể chơi một vài bài hát. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và cả những thử thách mới nữa.

2. Động lực.

Đây chính là điều cần thiết đối với mỗi người chơi guitar. Với một số trẻ nhỏ, động lực của chúng chính là muốn gây ấn tượng cho bạn bè, hay các cô gái cùng trang lứa, nhưng với người lớn, động lực chơi guitar của họ thì thiết thực và lâu dài hơn.
3. Nắm bắt thực tế

Chơi guitar rất thú vị, nhưng cũng không nên quên thực hành mỗi ngày. Bạn càng thực hành nhiều, bạn càng cảm thấy vui vẻ hơn.

4. Lợi thế của tuổi trưởng thành

Khi trưởng thành con người có kinh nghiệm cuộc sống nhiều hơn, đồng thời sự khôn khéo, lanh lợi cũng đã ăn sâu vào họ. Tất cả những điều này sẽ có tác động tốt đến khă năng chơi và sáng tác của bạn. Bạn cũng nhận ra rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống bằng cách tham gia vào nhiều hoạt động thiết thực tạo cơ hội cho cuộc sống. Và đây chính là sự khác biệt giữa người trưởng thành và trẻ nhỏ.

5. Xã hội hoá

Chơi guitar là một cách tuyệt vời để tương tác và nhận biết tính cách cũng như phẩm chất con người. Bạn thấy khó hiểu ư? Bởi vì bạn có thể chơi cùng các nhạc sĩ, gặp gỡ các nhân vật nổi tiếng tại các hội thảo hay các lớp học guitar. Bạn có thể giới thiệu cho bạn bè, gia đình hoặc một đám đông về âm nhạc và niềm vui khi chơi guitar. Đảm bảo rằng mọi người sẽ cảm thấy hứng thú với câu chuyện kèm theo một bản nhạc Guitar mà bạn mang lại.

6. Âm nhạc xuất phát từ cảm xúc

Rất nhiều người chơi đàn classic guitar nổi tiếng không phải vì kỹ thuật tốt mà họ là người sáng tạo tuyệt vời. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải là một người chơi guitar đẳng cấp khi thể hiện các bản nhạc hay. Không có gì sai khi một người chơi guitar tốt về kỹ thuật, thực tế nó là lợi thế để phát triển. Tuy nhiên cuối cùng bạn đưa người nghe đến một bản nhạc quá chuyên sâu vào kỹ thuật nhưng lại thiếu cảm xúc. Do đó, chơi đàn là phải có kĩ thuật xen lẫn cảm xúc thì mới thành công.

7. Chơi Guitar thỏa mãn niềm đam mê của bạn

Bạn chơi guitar vì bạn thích nó. Nhiều người học đàn lấy cảm hứng từ một người bạn chơi Guitar giỏi. Có thể bạn chơi không giỏi và nhanh như một số người. Nhưng hãy chơi Guitar bằng tất cả niềm đam mê âm nhạc, tạo ra phong cách của riêng bạn. Đó mới chính là một người chơi Guitar thực thụ.

8. Tính nhất quán

Trẻ em có xu hướng thay đổi, vì chúng thích khám phá những thứ mới xung quanh. Trong khi khám phá là một phẩm chất tốt, cần thiết để gắn bó và phát triển một thứ lâu dài, điều này ở người lớn người lớn có lợi thế phù hợp hơn.

9. Nhiều lí do khiến bạn nên chơi guitar hơn

Chơi guitar giúp tinh thần thoải mái đồng thời giảm stress và căng thẳng. Một cảm giác tuyệt vời để chơi và sáng tác bất kỳ bài hát nào bạn thích. Chơi guitar là hoàn toàn xứng đáng đúng không bạn?

10. Ở bất cứ độ tuổi nào bạn cũng có thể chơi Guitar.

Jimi Hendrix đã nói rất hay: “Chúng ta có thời gian, không nên lãng phí một chút nào”. Vâng, thế tại sao bạn không thử nhỉ? Hãy tạo cho mình cách học Guitar của riêng mình. Không nên so sánh mình với những người khác vì ở mỗi lứa tuổi sẽ có thú vui riêng. Vì thế đừng bao giờ nói “Tôi đã quá tuổi học rồi”.

Nguồn: cách học đàn guitar



                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

Hãy đọc và ngẫm những giá trị mang lại cho bản thân với cây đàn Guitar.

 Hãy đọc và ngẫm những giá trị mang lại cho bản thân với cây đàn Guitar

Tiện lợi: Tiện dụng bởi không cồng kềnh, không nặng, hoàn toàn có thể nhét vào bao và vác theo người mọi lúc mọi nơi, chia sẻ âm nhạc với mọi người bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Khoa học:  Sự phân bổ độ cao của các dây đàn dựa theo số phím để các ngón phụ trách bấm khoa học, người sử dụng chỉ để tay một chỗ mà tạo ra quãng âm thanh rộng nhất. Sự phân bổ về âm thanh không quá cao và thấp (từ 82.41Hz của note E đến 987.77Hz của note B trên đàn classic)
  làm cho tai người dễ nghe, vì thế người nghe Không phải căng tai lên để nghe.
Thẩm mỹ: Về hình dáng cây đàn, bạn thấy sao? Các đường cong tuyệt vời hiện hữu trên thân đàn, sự ngay thẳng trên cần đàn, những hoa văn quanh lỗ thoát âm trên đàn (Sound hole) như muôn màu son trên môi của cô gái dậy thì... Guitar sở hữu những đường nét tuyệt đẹp.
_ Đa phong cách:  Bạn có thể thấy Guitar chơi ở hầu hết các dòng nhạc có ảnh hưởng lớn tới công chúng như Classic, Pop, Rock, Country, Jazz, Blue, Latin... Vì thế có thể thấy Guitar đúng là một gã lãng tử đa tình.
Đa sắc thái: Thật vậy, Guitar miêu tả âm thanh của các nhạc cụ tự nhiên khác xuất sắc nhất vì thế người ta nói ví von: Guitar là cả một giàn nhạc giao hưởng thu nhỏ.
Gần gũi: Guitar là một trong số ít các nhạc cụ mà khi chơi ta được ôm em vào lòng.
Thân thiện: Một lời tỏ tình từ miệng sẽ nhận một cái tát nếu không đúng lúc, đúng chỗ, vô duyên... Nhưng với Guitar thì sẽ không bao giờ có chuyện đó. Lời đề nghị kết bạn đẹp nhất là một tâm hồn đồng cảm chứ không phải là những ngôn từ khô khốc.
_Văn hóa: Thật vậy, khi ai đó đến với bạn bất kỳ nơi nào, văn phòng hay nhà riêng của một của bạn. Nếu nơi đó có treo 1 cây Guitar. Tôi tin chắc: Giá trị Văn hóa trong con người bạn đã được bạn của bạn đánh giá cao hơn rất nhiều rồi đó!
Nhân văn: Một gã tướng cướp, Một ả giang hồ hay một người lính, một sinh viên, một thiếu nhi... Mãi luôn đầy tình người khi ôm đàn Guitar. 
Kinh tế: Với những phân tích trên thì Guitar giá nào cũng Rẻ.  Mơ ước có một nhạc cụ để dùng thì Guitar là sự lựa chọn hàng đầu bởi quá nhiều Trị giá để thu lại nhiều Giá trị.

    Và cuối cùng, các nhạc sĩ có uy tín trên toàn Thế giới đều công nhận rặng: Guitar là nhạc cụ của thế kỷ 21. Đừng chậm chạp nữa, hãy cầm đàn lên thôi!



                             Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

                             Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

                             Email: amnhachoanggia@gmail.com

                             Hotline: 0989731783 - 0902641618

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618