Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015
5 tác dụng quá tuyệt vời của âm nhạc
(SKGĐ) Âm nhạc luôn khiến cuộc sống của chúng ta tốt hơn cho dù bạn yêu Beethoven hay Slayer, hay một ai khác đi chăng nữa.
Dưới đây là 5 tác dụng của âm nhạc đối với đời sống của chúng ta, theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra:
1. Giảm stress
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nhiều người có xu hướng tìm đến âm nhạc để giải trí mỗi khi cảm thấy áp lực trong cuộc sống. Trong đó, nhạc cổ điển với âm hưởng nhẹ nhàng, chậm rãi được cho là có tác dụng xoa dịu hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy stress với công việc và cuộc sống, nghe những bản nhạc cổ điển hoặc lắng nghe nhạc nền những bộ phim cổ điển thư thái là những ý tưởng không tồi.
Theo một nghiên cứu, nhạc cổ điển có tác dụng giảm căng thẳng hơn là những viên thuốc kích thích.
2. Làm tăng sức chịu đựng
Một nghiên cứu đã chỉ, ra âm nhạc có thể tăng khả năng chịu đựng lên 15%. Vì thế bạn có thể cảm thấy sức chịu đựng của mình tốt hơn khi nghe nhạc.
Một nghiên cứu khác của người Na-uy cho thấy nghe nhạc cổ điển có hiệu quả nhất cho khả năng chịu đựng trong khi bơi thuyền.
3. Khiến chúng ta khỏe hơn
Điều này dường như khó tin song có một vài nghiên cứu cho rằng có nhiều lợi ích về sức khỏe có thể thấy từ việc nghe nhạc. Nghe nhạc có thể tiết ra dopamine (thường được gọi là “hóa chất gây kích thích”) giống như khi ăn uống hay quan hệ tình dục. Đây là một tin tốt nếu bạn đang ăn kiêng. Bạn có thể thay thế sự thích thú trong việc ăn uống bằng cách đắm mình trong những bản nhạc yêu thích mà không hề hại sức khỏe.
4. Bạn sẽ thành công hơn nếu chơi nhạc cụ từ khi còn nhỏ
Nghiên cứu chứng minh một sự mối quan hệ thú vị giữa việc học chơi nhạc cụ khi còn nhỏ và sự thành công sau này của con người. Bởi vậy, bạn nên biết ơn nếu bố mẹ bắt bạn chơi piano hay violon…
5. Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ
Điều thú vị của nghiên cứu này là âm nhạc giúp não bộ phát triển ở nhiều vùng, trong đó điển hình nhất là trí nhớ. Vì thế, nếu bạn gặp khó khăn với một trí nhớ tồi, học chơi nhạc cụ là điều bạn nên cân nhắc.
Nhạc cổ điển cũng dường như dành ưu thế nhất trong nghiên cứu này.
Sự kỳ diệu của âm nhạc trong cuộc sống
Sự kỳ diệu của âm nhạc trong cuộc sống
Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại.
Các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm nhạc thì tần số sẽ rộng hơn của giọng nói vì nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu được nghe nhạc đúng cách. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai” âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng, sonate của nhạc sỹ thiên tài Betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sỹ thần đồng Mozat,và êm ái trong những tổ khúc của Sube, những Romance,noctuyec của Traikopxki…
Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”.. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.
Trong nhịp sống thanh bình hôm nay, nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần chiến công của dòng âm nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị tinh thần cho các chiến sỹ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay.
“ Việt Nam Hồ Chí Minh” câu hát đó đã vỡ òa hòa quyện vào đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước,đoàn chiến sỹ đi trong rực rỡ cờ hoa,cả thế giới đã cảm nhận sâu sắc hơn sự chiến thắng của dân tộc nhỏ bé, anh hùng với hình ảnh vị Lãnh tụ vĩ đại.
Với Bác Hồ kính yêu mỗi người dân Việt Nam tỏ lòng biệt ơn, kính yêu với người không chỉ bằng những trang sử hào hùng, những áng thơ đầy xúc động mà chính những tác phẩm âm nhạc đã được viết lên từ trái tim từ cảm xúc và tình yêu vô hạn đối với người để “thế giới hát về người Việt Nam hát về người” những tác phẩm ngợi ca,dạt dào cảm xúc đó dường như trở thành một dòng nhạc riêng dành cho vị Lãnh tụ kính yêu của người dân Việt Nam.
“Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc vang lên”.. Ta muốn viết nhiều điều,muốn nói nhiều lần để ngợi ca,về quê hương đất nước,về những người mẹ thân yêu,những người con hy sinh vì tổ quốc, và nhiều điều gủi gắm về tình yêu đôi lứa … hãy để Âm nhạc thay cho lời muốn nói, isvoo vàn cảm xúc được thăng hoa để kết thành những tác phẩm bất hủ còn vang vọng mãi như “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi. “Du kích sông thao” “Giải phóng điện biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận “Sông Lô” của Nhạc sỹ Văn Cao, “ Lên ngàn” ; “Tình ca” của nhạc sỹ Hoàng Việt; “Chào sông mã Anh hùng” của Xuân Giao “ Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà… đã mãi mãi cho thế hệ mai sau lưu giữ hình ảnh của một thời máu lửa đầy vinh quang và nước mắt của cả Dân tộc. Ai không khỏi xúc động khi nghe giai điệu, lời ca trong bài hát “Người mẹ của tôi”của nhạc sỹ Xuân Hồng để “chia sẻ nỗi buồn” để “soi lại đời con”…với mẹ. Và “ Em vẫn đợi anh về” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp hay “Xa khơi” của Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ.
“ Thời hoa đỏ’; “ Mối tình đầu” của Nguyễn Hoàng “Thuyền và biển” của Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu-Thơ Xuân Quỳnh.. ai không khỏi trào lên cảm xúc da diết nhớ mong về những kỷ niệm của riêng mình..có gì diễn tả được toàn diện hơn là âm nhac?! và những kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời con người làm ta nhớ ta quên, nhưng có một điều kỳ diệu khi mỗi kỷ niệm đó được gắn với những giai điệu của một bản nhạc hay lời ca của một ca khúc nào đó thi dù thời gian có trôi đi khi ta gặp lại giai điệu thân quen cùng đó là những kỷ niệm trỗi dậy…
Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống..đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc.Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại.
Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau, sản xuất kích thích tố…Có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca.Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm,và sống cùng với âm nhạc.Điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sư yên thương và luôn có nhiều trái tim nhân hậu.
Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người, Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop,Chachacha,Disco…giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác âm nhạc còn giúp giải Stess là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngày nay âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương và những cú sốc về tình cảm.
Bạn muốn trẻ đẹp, tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu đời ư? hãy đến với âm nhạc, hãy tắm mình trong những bản Tango,vallse,Rumba..và thưởng thức sự yên tĩnh, thư thái với những giai điệu đẹp tiết tấu du dương của làn điệu Ballats,slow…
Các nhà khoa học mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol (hóc môn gây căng thẳng và stress trong máu được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. cảm thấy ăn ngon miệng hơn.và nếu bạn mất ngủ một bản nhạc trữ tình,du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đep..
Tuy nhiên đã có những tác dụng trái chiều khi lạm dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ,yếu đuối,cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc vàng vọt,lời ca phản cảm và vô nghĩa và thậm chí còn nực cười khi bất chợt nghe một câu hát vang lên đâu đó như
“ Yêu một người lại nhớ tới hai ba người”..”Tình yêu đến không mong đợi gi và tình yêu đi cung không hề hối tiếc.”. của một ca sỹ nào đó… Phải chăng đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt?Sự kỳ diệu của âm nhạc đến với đời sống con người phải xuất phát từ những cảm xúc thăng hoa, phải chắt lọc cái tinh túy của ngôn ngữ, nghiêm túc với những sáng tạo nghệ thuật thể hiện cái hay cái đẹp của loài người thì điều kỳ diệu đó sẽ tồn tại mãi mãi..
Đã có rất nhiều cảm nhận, phân tích, nghiên cứu về sự kỳ diệu,tác dụng, của âm nhạc đối với con người.Với tôi một giảng viên hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thì điều đó càng thấm đậm và hiện hữu rõ nét trong nhân cách,suy nghĩ và tình cảm của mình để hướng tới mọi sự tốt đẹp nhất của cuộc sống này.Với nghề sư phạm âm nhạc tại trường ĐH SPNT TW hiện nay tôi chỉ mong muốn khi các Sinh viên học Nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật âm nhạc nói riêng tự đánh giá về sự cảm nhận âm nhạc của mình, nhìn lại những suy nghĩ, những hành động, cảm xúc tư duy, những quan niệm sống của mình để luôn có phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp, có cách ứng xử đẹp với mọi người có cảm xúc trước những điều hay đẹp trong cuộc sống và luôn có một tâm hồn cao đẹp và một trái tim nhân hậu.
9 lợi ích của âm nhạc đối với đời sống con người
9 lợi ích của âm nhạc đối với đời sống con người
Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn con người với sự kết hợp của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Con người không thể sống mà không có âm nhạc. Nhiều người tin rằng âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về mặt thể chất, cảm xúc, nhận thức, xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau đây, xin liệt kê một số lợi ích mà âm nhạc mang lại cho chúng ta:
1. Giảm stress: Stress có liên quan đến nhiều căn bệnh, bao gồm một số bệnh về tâm thần mà dường như chỉ xảy ra ở những người vượt quá mức độ căng thẳng. Âm nhạc sẽ giúp giảm đáng kể mức độ căng thẳng, lo âu của họ.
2. Giảm đau: Âm nhạc có khả năng giảm đau qua việc sản sinh một lượng lớn endorphins như một thuốc giảm đau tự nhiên. Nghe nhạc còn làm mọi người cảm thấy kiểm soát được nỗi đau của họ, giảm trầm cảm.
3. Kích thích tế bào não: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc với một nhịp mạnh có thể kích thích nguồn xung điện trong não để cộng hưởng đồng bộ với nhịp, với nhịp đập nhanh hơn mang lại sự tập trung nhạy bén hơn. Mặt khác, nghe nhạc cổ điển nhẹ nhàng cải thiện khả năng tập trung trong một thời gian dài hơn, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
4. Lợi ích tim mạch: Nghe nhạc nhẹ nhàng giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
5. Nâng cao hiệu suất tập luyện thể dục: Nghe nhạc trong khi bạn tập thể dục có thể có một tác động đáng kể về hiệu suất tập luyện của bạn. Âm nhạc làm chệch hướng sự chú ý của bạn trong các bài tập thể dục lặp đi lặp lại. Vì thế, nó giúp bạn xua tan cảm giác kiệt sức, mệt mỏi và chán nản.
6. Tăng lạc quan: Âm nhạc mang lại một tâm trạng phấn chấn cùng với lối sống tích cực và năng động. Nhạc hay đem lại một khoảnh khắc đáng nhớ. Âm nhạc còn giúp tăng thêm tự tin trong cuộc sống.
7. Thúc đẩy một giấc ngủ ngon: Nghe nhạc sẽ đưa chúng ta vào giấc ngủ sâu, với một trạng thái thư giãn.
8. Kết nối cộng đồng: Âm nhạc là cầu nối tuyệt vời cho mọi người cùng kết bạn, cùng chia sẻ niềm đam mê.
9. Hỗ trợ bệnh nhân ung thư: Giảm sự lo lắng ở những bệnh nhân trong quá trình xạ trị cũng như giảm buồn nôn từ việc điều trị bằng hóa chất liều cao.
Tác dụng thần kỳ của âm nhạc trong việc giảm cân
Tác dụng thần kỳ của âm nhạc trong việc giảm cân
Âm nhạc mang trong mình sức mạnh thần kỳ, khơi dậy trong ta niềm đam mê, xóa tan những mệt mỏi và đặc biệt là đẩy lùi mối lo “giảm cân” luôn thường trực trong tâm trí của những ai béo phì. Vậy âm nhạc có thực sự làm được điều đó không ?
Những ca từ gần gũi của một bài hát cũng bất chợt làm bạn xúc động, nó mang đến sự đồng điệu trong tâm hồn. Những cung bậc cảm xúc ấy có thể được thăng hoa…và trở thành động lực phấn đấu cho chính bạn, và mục tiêu phấn đấu để giảm cân cũng không ngoại lệ. Dù bất cứ ở đâu hay bất cứ hoàn cảnh nào, âm nhạc cũng không từ bỏ “thiên chức” mang tới niềm vui cho mọi người, thúc đẩy tinh thần và làm bạn mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, không ai có thể chọn cho bạn bài hát tốt nhất để lắng nghe, vì nó hoàn toàn tùy thuộc vào sở thích và cách cảm nhận của bạn. Hãy thử lắng nghe bài hát mà bạn từng yêu thích khi còn trẻ, nó sẽ mang lại những kỷ niệm vui và giúp bạn giảm cân hiệu quả đấy!
3 tác dụng thần kì của âm nhạc hổ trợ giảm cân
Tránh xa cảm giác trầm cảm
Với thân hình mập ú thì hầu hết các “nạn nhân” đều gặp phải tâm lý tự ti, xa lánh mọi người và thậm chí có thể bị trầm cảm. Cho nên tìm đến với liệu pháp “âm nhạc” là một điều hoàn toàn đúng đắn, nó sẽ giúp bạn đánh bay những lo lắng ấy và thêm ý chí để thực hiện mục đích của mình hơn.
Mọi cảm xúc của cơ thể chịu tác động trực tiếp của hormone stress cortisol. Bởi vậy, với tác dụng giảm hàm lượng cortisol, âm nhạc giúp giảm hiệu quả cảm giác lo lắng và đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Điều hòa năng lượng
Một số nghiên cứu cho thấy những bài hát với tiết tấu nhanh tạo cảm hứng cho chúng ta di chuyển, hoạt động nhanh chóng hơn. Ngược lại, những bài hát nhạc nhẹ, tiết tấu chậm giúp chúng ta cảm thấy được trấn an, tĩnh tâm hơn.
Sự kết hợp này giúp điều chỉnh hiệu quả năng lượng trong cơ thể và cân bằng cân nặng nhờ sự hổ trợ của âm nhạc làm tinh thần thoái mái, không bị ức chế nặng khi lao vào cuộc chiến giảm cân. Tinh thần tốt sẽ khiến bạn có động lực phấn đấu để có được thân hình mãnh mai như ý.
Tăng tốc độ phục hồi chuyển hóa sau stress
Thực tế cho thấy những người vừa tập luyện, vận động mạnh phục hồi thể chất nhanh hơn khi họ nghe nhạc.
Đó là do âm nhạc giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và giảm hàm lượng axit lactic trong và sau quá trình luyện tập. Điều này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho những ai chọn con đường tập luyện để giảm cân là chủ yếu.
3 lời khuyên về việc kết hợp âm nhạc với chế độ ăn uống, tập luyện để giảm cân
Bắt đầu buổi sáng bằng âm nhạc
Sau một giấc ngủ dài, bạn thường có cảm giác uể oải không muốn rời chiếc giường êm ái của mình, đặc biệt với những người có thân hình “quá khổ” thì điều này càng khó khăn hơn nữa. Chọn cho mình một album nhạc yêu thích và lắng nghe chúng sẽ làm cho tinh thần bạn phấn chấn và tươi vui hơn để bắt đầu một ngày mới thành công.
Một tinh thần sảng khoái sẽ khơi dậy trong bạn sự tích cực và hăng say gắn bó với chế độ ăn kiêng, tập luyện giảm cân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Âm nhạc trên xe
Sau một ngày làm việc chăm chỉ bạn có thể vừa lái xe vừa nghe đài trên xe khi đi về. Như vậy sẽ giúp bạn sả stress, quên đi mệt mỏi và cơn đói sau sau một ngày làm việc vất vả. Bạn sẽ không nghĩ đến việc đến ngay tủ thức ăn và ăn rất nhiều như mọi khi nữa,thay vì thế nghe nhạc đã xua tan cảm giác mệt mỏi và kiềm chế cơn thèm ăn của bạn.
Nghe nhạc và tập luyện
Bạn nên suy nghĩ về việc mua một máy nghe nhạc MP3 để chủ động hơn cho việc thưởng thức âm nhạc bằng nhiều cách. Bạn có thể vừa kết hợp nghe nhạc với tập thể dục, đi bộ, đạp xe hay trong lúc leo cầu thang. Như vậy sẽ tạo cảm giác năng động và hưng phấn tập luyện hơn.
Thay vì ôm khư khư tivi mỗi người thì bạn có thể đứng dậy và bắt tay vào làm việc nhà, nhưng nhớ đừng quên mở những bài hát bạn yêu thích. Vừa nghe nhạc, kết hợp làm công việc nhà kèm một điệu nhảy với bọn trẻ sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất và giúp bạn giảm cân rất tốt. Cách nghe nhạc như thế có thể giúp bạn không ăn quá nhiều, đồng thời tiết kiệm được chi tiêu trong việc trả chi phí cho các cách giảm cân khác và cả thời gian dành cho gia đình.
Lưu ý
Nhạc quê hương đang mất điểm trong giới âm nhạc?
Nhạc quê hương đang mất điểm trong giới âm nhạc?
Dòng nhạc quê hương một thời ghi dấu ấn trong lòng công chúng nay mất dần ưu thế trước sự chiếm lĩnh của nhạc thị trường. Không nhiều người, đặc biệt là giới trẻ chuộng nghe nhạc quê hương.
Mới nhưng chưa hay
Theo nhạc sĩ (NS) Phan Thuận Thảo (Học viện Âm nhạc Huế), dòng nhạc quê hương là các nhạc phẩm có giai điệu âm nhạc mang âm hưởng âm nhạc dân tộc. Đó là những tác phẩm khí nhạc hoặc thanh nhạc được sáng tác dựa trên nền tảng âm nhạc truyền thống của một vùng miền nào đó. Nội dung của chúng có thể là ca ngợi quê hương, đất nước hay tình yêu đôi lứa, tình mẫu tử…
Ca khúc quê hương hầu như chỉ vang lên trong các dịp kỷ niệm, các liên hoan âm nhạc. Ảnh: Nguyệt Tú
Hiện nay, các dòng nhạc có nguồn gốc từ phương Tây hay dòng nhạc trẻ với tiết tấu sôi động, nhộn nhịp phù hợp với nhịp sống nhanh, hiện đại của giới trẻ đang “lên ngôi”. Dòng nhạc thị trường ngày càng chiếm lĩnh đời sống âm nhạc. Trong khi đó, dòng nhạc quê hương thường có tiết tấu chậm, giai điệu dàn trải, nhiều luyến láy giống với đặc trưng của âm nhạc dân tộc lại chiếm vị thế khá khiêm tốn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi văn hóa phương Tây đã và đang ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách của đời sống.
Tác phẩm mới không ít nhưng dòng nhạc quê hương đang thưa vắng dần trong đời sống âm nhạc. Có chăng, cũng chỉ được vang lên trong các dịp lễ kỷ niệm, các sự kiện văn hóa – chính trị lớn. Đây cũng là thực trạng của ca khúc viết về Huế. Dù sáng tác nhiều, tác phẩm chất lượng không ít nhưng ca khúc của nhạc sĩ Huế hiếm khi có mặt trong đời sống âm nhạc hiện nay. Nhiều tác phẩm đã đạt giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc, Hội Âm nhạc tỉnh nhưng rồi cũng… cất vào tủ, không đến được với công chúng. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đài Phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế có chương trình giới thiệu các ca khúc Huế nhưng sức lan tỏa còn quá hạn chế. Số ca khúc được giới thiệu cũng rất ít. Nhiều bài hát, bản nhạc đang nằm im trong ngăn kéo của tác giả, công chúng không biết và chưa được biết tới.
NS Nguyễn Việt cho biết: “Tác phẩm viết ra nhưng làm thế nào đến được với công chúng là cả quá trình gian nan. Ở Huế, giá phối khí, thu âm, cát sê ca sĩ dù rẻ nhất nước nhưng để ra được CD là cả vấn đề. Muốn giới thiệu tác phẩm trên đài truyền hình thì nhạc sĩ phải ra được CD vì đài không có kinh phí dàn dựng. Nếu không có tài trợ, tác phẩm của chúng tôi viết ra cũng chỉ cất vào ngăn kéo”. Điều đó tác động khống ít đến sáng tác.
Không thể phủ nhận một thực tế rằng, dòng nhạc quê hương đang hiếm những bài hay. NS Trầm Tích (Học viện Âm nhạc Huế) nhìn nhận: “Ca khúc sáng tác về quê hương của các NS trẻ trong giai đoạn hiện nay có mới thì chưa hay, có hay thì chưa mới”. Là người trong cuộc, NS trẻ này cho rằng, nếu như giai đoạn trước đây, nhiều NS đã thành danh khi sáng tác ca khúc quê hương thì giai đoạn hiện nay, NS trẻ khó nổi tiếng với thể loại này. Vì thế, đa phần NS trẻ chuyên tâm sáng tác ca khúc phổ thông để tác phẩm dễ được phổ biến. “Ca khúc quê hương là thể loại ca sĩ ít chọn lựa để ra album, lại càng hiếm thí sinh hát trong các cuộc thi có uy tín như Sao Mai, Tiếng hát truyền hình, càng không thấy ca khúc quê hương xuất hiện ở Vietnam Idol, The voice, có chăng chỉ xuất hiện trong các cuộc liên hoan ca múa nhạc các đoàn chuyên nghiệp toàn quốc hoặc các tỉnh, thành”, NS Trầm Tích cho hay.
Tiếp cận giới trẻ
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Nhiều người bức xúc với dòng nhạc trẻ nhưng tôi nghĩ nên dung hòa. Chúng ta không nên quá buồn và cũng không quá vội vã. Nó là dòng chảy. Chúng ta cũng không quá hoang tưởng hướng thẩm mỹ của giới trẻ, đưa nó vào quỹ đạo. Điều đó là khó. Nếu muốn lớp trẻ nghe nhạc mình thì mình nên thay đổi, phải trẻ như họ, yêu họ, thương họ, hiểu họ, nghe họ và gần gũi với họ. Phải nói được giọng điệu của lớp trẻ bằng tâm hồn và kỹ năng của mình. Tuy nhiên, như vậy không phải là bắt chước theo lớp trẻ. Mình không đánh mất mình mà có phương thức tiếp cận với lớp trẻ, làm sao cho lớp trẻ yêu âm nhạc của mình”.
Thực trạng này khiến giới NS, nhất là những NS tên tuổi như: Văn Dung, Phó Đức Phương, Trần Long Ẩn, An Thuyên – thế hệ NS tiền bối đã có rất nhiều ca khúc hay viết về quê hương không khỏi âu lo. Theo họ, âm nhạc vận động theo đời sống nên đừng bắt thế hệ trẻ phải theo mình mà mình phải yêu, hiểu và đồng hành cùng lớp trẻ. Có như vậy, người sáng tác mới viết được ca khúc vừa giữ được cái riêng của mình nhưng vẫn tiếp cận được với giới trẻ. NS Văn Dung cho rằng: “Âm nhạc từ đời sống, đời sống luôn vận động nên âm nhạc vận động theo đời sống. Người sáng tác phải viết lên những cung bậc phù hợp với yêu cầu mới. Vì thế, đừng băn khoăn mà hãy chấp nhận sự tồn tại của các dòng nhạc vì đó là xu hướng. Hãy sáng tác ca khúc thể hiện được giọng nói của thời đại nhưng vẫn mang hồn cốt dân tộc”.
NS Thiếu Hoa thẳng thắn: “Các bài hát quê hương không được phổ biến, công chúng chưa chấp nhận vì nó chưa hay, chưa hấp dẫn”. Người NS phải nhìn cuộc sống đa dạng hơn, cảm nhận về một vùng đất bằng cái nhìn mới và viết bằng giọng điệu mới. “Đề tài về quê hương vẫn luôn mới nếu như người NS có tài và biết luyện tài. Cùng một ngọn cỏ, bông hoa nhưng người có tài sẽ biết thổi hồn vào nó. Nếu viết bằng tất cả trái tim, tâm hồn cộng thêm cái tài của người nghệ sĩ thì sẽ có tác phẩm hay”, NS An Thuyên đúc kết.
Thế hệ NS đi trước phải góp phần mình vào dòng chảy âm nhạc hiện nay, có trách nhiệm với sự phát triển của âm nhạc. Đem tâm huyết, tài năng vào tác phẩm để ca khúc quê hương đọng lại trong lòng lớp trẻ, khi ấy, các NS tiền bối chính là chiếc cầu nối giữa truyền thống với lớp trẻ, dẫn dắt cho lớp trẻ hiểu và yêu dòng nhạc quê hương.
Âm nhạc làm con người cao quý hơn?
Âm nhạc làm con người cao quý hơn?
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý…
Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người.
Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Vĩ dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta,… Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá “vô tư”.
Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa… của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc.
Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người.
Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng, Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy cày, tát nước,… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao.
Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người.
Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta.
Có một vai trò của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được, đó là sự tham gia và hỗ trợ trong các dịp lễ hội và giải trí cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu hành), dùng làm phương tiện để nghỉ ngơi, giải trí.
Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực, những tấm gương đạo đức cao cả và cả hình tượng những con người bị dày vò bởi sự đấu tranh nội tâm khổ sở, những con người sống dằn vặt và không thoả mãn được đề cập đến trong bản nhạc đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người nghe, nâng người nghe lên một tầm cao bao la về đạo đức. Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ sức để hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có những loại âm nhạc có thể tác động tiêu cực đến con người. Những ca khúc trữ tình chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt hay suồng sã, nó có thể tác hại lớn đến đạo đức con người. Nó là kẻ đưa đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức, suy sụp về tinh thần. Có những bản chạc mà khi nghe nó thì người nghe cảm thấy buồn rã rượi, chán nãn, yếu đuối, nhu nhược,… Và cũng có những bản nhạc làm cho người nghe phấn khích quá độ, trở nên cuồng nhiệt, không làm chủ được hành vi của mình, dẫn đến những hành động sai trái.
Vì âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn như thế cho nên các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Trong nhà trường, trong các sinh hoạt tập thể nên lựa chọn những loại âm nhạc có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em để dạy cho các em, để cho các em nghe. Trong gia đình, các bậc phụ huynh nên khuyên nhũ và định hướng cho con em mình lựa chon âm nhạc để nghe, hướng dẫn cho các em biết cách cảm thụ âm nhạc. Cần tìm hiểu sở thích âm nhạc của các em trong giáo dục. Qua sở thích về âm nhạc của các em, chúng ta có thể biết được phần nào tính khí và phẩm chất đạo đức của các em.
Như vậy, âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng các vai trò ấy chúng gắn bó chặt chẻ với nhau, nhiều khi chúng hoà quyện vào nhau, khó có thể phân định rạch ròi.
Cuộc sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên rất tẻ nhạt và trầm lắng. Bàn về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống xã hội thì phong phú và sâu sắc vô cùng. Trong bài viết nhỏ này chưa thể diễn tả hết được cái hay, cái quý của nó. Để kết thúc bài viết của mình, người viết xin dẫn ra đây lời nói của Sô-xta-cô-vits: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”.
Vai trò không thể thiếu của âm nhạc đối với cuộc sống
Vai trò không thể thiếu của âm nhạc đối với cuộc sống
Âm nhạc là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người ta vui, người ta ca hát. Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người mà con người thì không phải lúc nào cũng vui, vì thế người ta lại chế ra loại nhạc để hát trong lúc buồn. Vậy là âm không những xuất hiện khi người ta vui mà còn có mặt khi người ta buồn. Âm nhạc lại trở thành một phương tiện nữa để con người bộc lộ sự đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn, hờn giận, than phận, trách thân…
Trong thời bình, âm nhạc ca ngợi đời sống hòa bình, ca ngợi đất nước, một mảng khác thì ca ngợi tình yêu trong sáng, ca ngợi quê hương tươi đẹp. Một mảng khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con người, thở than cho tình yêu đau khổ, thân thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng. Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống. Ai lớn lên mà chẳng đã từng nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương triện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. Ngoài ra, âm nhạc đặc trưng còn được sử dụng trong các buổi lễ long trọng, trong lễ cưới, lễ tang. Muôn vẻ âm nhạc tồn tại và phát triển trong cuộc sống đời thường.
Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu; những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi…
Âm nhạc là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống cộng thể, từ xóm thôn đến làng xã. Từ xa xưa, khi biết lao động con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau xây dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động vui chơi giải trí, những câu hò điệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượt qua những khó khăn. Để gây tình đoàn kết, tiếng đàn tiếng hát còn vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chung của dân tộc.
Âm nhạc đối với người xưa đã vậy, còn trong thời đại chúng ta đang sống, tâm hồn chúng ta phong phú gấp bội thì nhu cầu âm nhạc lại lớn lao biết bao nhiêu. “Âm nhạc mọi nơi mọi lúc”: từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ khu phố đến thành thị, đâu đâu cũng có thể nghe được những giai điệu vang lên. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt.
Âm nhạc có mặt trên hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng:
Truyền hình, truyền thanh đã dành cho các chương trình âm nhạc một thời lượng phát sóng dồi dào; chưa kể đến nhạc hiệu, nhạc chuyển tiếp giữa các chuyên mục, hoặc nhạc giới thiệu cho một chuyên mục (nhiều người theo dõi thường xuyên có thể nhận biết chuyên mục gì nhờ âm nhạc được phát lúc đầu).
Báo chí phát hành mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng v.v… đều có những chuyên mục về âm nhạc Những cuộc thi âm nhạc nở rộ: Tiếng hát truyền hình, tiếng hát truyền thanh, Hội thi giọng hát hay, văn nghệ quần chúng v. . v… Nhưng sôi nổi hơn cả là thị trường âm nhạc. Âm nhạc là món hàng, là quà tặng, là phương thế quảng cáo tiếp thị. Âm nhạc được phổ biến qua băng đĩa (cassette, tape compact disque, CD, VCD, DVD, HD…) qua các tuyển tập; được trình bày trong các tụ điểm và sân khấu ca nhạc, trong quảng cáo… Âm nhạc mang tính kinh tế, giải trí và thưởng thức, và mang tính thể thao nữa. Nói chung trong bất cứ lĩnh vực nào âm nhạc luôn giữ một vị trí cần thiết và ảnh hưởng của nó trong cuộc sống thật là lớn lao.
Tính giáo dục của âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt tâm tư tình cảm. Khi dỗ con ngủ, tiếng hát ru của mẹ (của chị) như ngọt ngào trò chuyện, tâm tình, dạy bảo, gieo vào lòng trẻ thơ những hình ảnh thần tiên kỳ diệu, những ước mơ trong sáng và cao đẹp, vun đắp tình người, tình mẹ con và tình gia đình.
Âm nhạc giúp con người, nhất là thời thơ ấu đang phát triển, lớn lên về mọi mặt: văn, thể, mỹ, đức, trí… Các nghiên cứu khoa học cho hay âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do Bộ Giáo Dục Mỹ thực hiện trong 10 năm, với khoảng 25.000 trẻ em. Cuộc nghiên cứu cho thấy các môn nghệ thuật, nhất là âm nhạc, đã giúp các em có những tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý… Âm nhạc làm phát sinh những tình cảm rất đặc biệt. Nó có thể làm cho ta uốn éo thân hình theo điệu nhạc hay lắc lư cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc. Nghiên cứu mới nhất của Anne Blood và các đồng nghiệp ở Viện thần kinh trường Đại học Mc Gill (Montréal – Canada) khám phá ra rằng, những vùng trong não chịu sự tác động của âm nhạc rất khác so với quá trình cảm xúc và nhận thức đã biết. Họ xác nhận sở thích âm nhạc cũng có chỗ đứng trong não, bằng kỹ thuật chụp ảnh, người ta ghi nhận những vùng chịu sự tác động của âm nhạc nằm phần lớn ở bán cầu não phải, phần giầu cảm xúc nhất và chiếm một vị trí riêng biệt trong vùng dành cho sự thể hiện các cảm xúc.
– Âm nhạc là nhựa sống cho các buổi lễ giao lưu văn hóa cũng như lễ kỷ niệm mang tầm quốc gia…
– Học ngoại ngữ bằng cách nghe nhạc là phương pháp học nhanh và hiệu quả.
– Âm nhạc là gia vị làm cho nghệ thuật điện ảnh thêm phần mặn mà và sống động. Đến nay, nhạc phim là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ bộ phim nào
– Âm nhạc bác học, đặc biệt là những bản giao hưởng ngắn mang âm hưởng nhẹ nhàng thuần túy có thể làm phát triển trí não trẻ em. Hai nhạc sĩ thiên tài viết nhạc này phải kể đến là Mozart và Vivaldi.
– Các bà mẹ mang thai có thể đeo phone vào hai bên bụng để thai nhi có thể nghe nhạc. Anh hưởng của âm nhạc đối với thai nhi là điều cần thiết trong quá trình hình thành ngôn ngữ lưu trữ trong não bộ.
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo ra sự sung mãn về tâm hồn, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Nói về vai trò này của âm nhạc, một bài viết được đăng trên http://www.nhaccu.com.vn như sau: “Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Sức mạnh cảm hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn.
Như chúng ta đều biết, nhân cách là một thực thể phức tạp, đồng thời cũng là một thực thể thống nhất biện chứng về sinh lý, tâm lý và xã hội của con người. Ở những nhân cách phát triển toàn diện, ý thức tình cảm và hành vi của họ thống nhất biện chứng và tác động tương hỗ lẫn nhau. Phát triển nhân cách con người là quá trình tác động toàn diện lên các mặt trên bằng các phương tiện khác nhau, trong đó âm nhạc là một trong những phương tiện hết sức quan trọng. Ngay thời cổ đại, ở Trung Quốc, Khổng Tử đã cho rằng âm nhạc có tác dụng làm thay đổi đạo đức và tập quán xã hội. Tuân Tử [3], trong cuốn Luận về âm nhạc, có viết: “Âm nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hoá người rất nhanh. Nhạc mà bình thì dân hoà không bị dục vọng lôi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà không loạn. Trái lại, nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi tiện”. Như vậy, bản chất của âm nhạc và nghệ thuật nói chung là cái đẹp và cái thiện. Trong thời đại của chúng ta hiện nay và lịch sử tương lai của nhân loại cũng đều như vậy.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ phát triển đời sống cộng đồng xã hội, cùng những nét riêng trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ của âm nhạc có tính trừu tượng cao (hiểu theo nghĩa “vô hình” – khác tư duy trừu tượng của khoa học và triết học – tức tư duy bằng khái niệm) vốn là một thế mạnh trong việc gợi lên hình tượng nghệ thuật và làm cho hình tượng nghệ thuật “dội” thẳng vào con tim, trước khi “vọng” lên trí óc của người thưởng thức. Trước đây, người ta thường coi tính trừu tượng đó là hạn chế của nghệ thuật âm nhạc khi phản ánh thế giới. Song, cho đến nay đã có thể khẳng định: chính tính trừu tượng cao của nghệ thuật âm nhạc khi biểu hiện hình tượng nghệ thuật lại là một trong những thế mạnh riêng. Người sáng tác tổ chức các âm thanh nhạc một cách chặt chẽ theo một hệ thống khúc thức lôgíc để phản ánh sự đa dạng, phong phú của cuộc sống cũng như đời sống nội tâm của con người: niềm vui sướng và nỗi đau thương, sự say mê lao động và niềm hạnh phúc, cuộc đấu tranh sống còn và tâm tư thầm kín, những bức xúc xã hội và những ước mơ, hoài bão cao đẹp… Hệ thống ngôn ngữ ấy được sống dậy trong âm điệu và nhịp điệu thông qua biểu diễn của người nghệ sĩ, phản ánh một cách lành mạnh hiện thực cuộc sống và tâm tư tình cảm con người, đồng thời luụn tạo nên sự đồng điệu với vèn văn hoá của người thưởng thức âm nhạc, hướng họ vào thế giới nội tâm, vào lý tưởng, tình cảm trong sáng, vào tâm hồn cao thượng để vươn tới tương lai tươi đẹp.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC & NGHỆ THUẬT HOÀNG GIA
Thường xuyên khai giảng các lớp
CA SĨ NHÍ - CẢM THỤ ÂM NHẠC
DIỄN VIÊN NHÍ - MC NHÍ - THANH NHẠC
CÁC KHÓA HỌC ĐÀN:
PIANO - ORGAN - GUITAR
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC & NGHỆ THUẬT HOÀNG GIA
---------------------------------------------------------------------------------
Trụ sở : Số 61 Đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Chi nhánh Quận 2: 55 Nguyễn Duy Trinh, P. Bình Trưng Tây, Q. 2, HCM
Chi nhánh Quận 9: 111E Đường số 22, P. Phước Long B, Q. 9, HCM
Website: www.amnhachoanggia.edu.vn -Email: amnhachoanggia@gmail.com
Điện thoại: 028.62745588 - Hotline: 090 264 1618
Điện thoại: 028.62745588 - Hotline: 090 264 1618
Âm nhạc là sống đẹp
Âm nhạc là sống đẹp
Khi vui ta hát ca đã đành, nhưng khi buồn tôi cũng cố mà đàn mà hát, lắm khi vừa hát vừa rưng rưng, cái tính mẫn cảm là thế! Cố lấy cái âm nhạc mà quên đi sự đời, biết rằng nó khó đấy, nó đắng đấy, nó đau đấy, nhưng mà vẫn thích, vẫn say mê.
Cảm xúc của con người thường biểu lộ bằng nhiều trạng thái vui, buồn, giận hờn, ghen ghét, yêu thương… Hầu như ai cũng cảm nhận được, nhưng nếu tổng hợp các thứ ấy lại thì tôi lại nghĩ đến âm nhạc, vì theo như tôi thấy, trong các loại hình nghệ thuật, chỉ có âm nhạc mới có đủ điều kiện hội tụ các cảm xúc ấy một cách kỳ diệu.
Ở đây tôi không dám lý luận về âm nhạc, cái đó dành cho các nhà phê bình. Tôi chỉ muốn chia sẻ một vài cảm nhận về âm nhạc, và tôi thấy thật là diệu kỳ khi ta biết cảm nhận về nó, sống với nó và lạ thay, ta được thăng hoa cùng âm nhạc lúc nào không hay nữa. Kỳ diệu là thế đó.
Có lắm người khi nói đến âm nhạc thì họ lắc đầu, bảo rằng chẳng quan tâm, hầu như trong cuộc đời họ ít sinh hoạt cộng đồng, miệng không bao giờ cất tiếng hát. Tôi thấy thật là uổng, có lẽ họ cho rằng những việc khác quan tâm hơn, có lợi hơn là việc ca hát hoặc thưởng thức âm nhạc. Suy nghĩ như thế thì thật là thiếu sót, vì tại sao sự kỳ diệu của cảm xúc đang ở quanh ta mà ta lại chối từ?
Tôi xin kể lại câu chuyện này để thấy được cái sự kỳ diệu đó: Chuyện xảy ra ở nước Áo cách đây mấy thế kỷ, vào một đêm nọ, trong khu phố nghèo nàn của thủ đô Vienne, có tiếng khóc nghẹn ngào của một cô gái bên giường bệnh của cha cô đang cơn hấp hối. Trong cơn đau đớn cùng cực trước khi chết, người cha chỉ muốn được nhìn lại hình bóng người vợ thân thương của mình qua đời đã lâu, nhưng không tài nào thực hiện được.
Cô gái nhìn cha mà khóc ngất, thương cha nhưng không biết làm cách nào giúp cha, chỉ biết ôm lấy bàn tay cha đang lạnh dần mà khóc nức nở. Đúng lúc đó thì cửa mở, một chàng thanh niên bước vào hỏi cô vì sao mà như vậy, có thể giúp cô được gì không. Nghe cô gái kể lại nguyện vọng của cha mình, anh chàng suy nghĩ một lúc rồi nhìn thấy cây đàn piano cũ ở trong góc nhà, anh đứng dậy phủi bụi rồi mở nắp đàn.
Cô gái chẳng hiểu chuyện gì, chẳng lẽ trong giờ phút đau buồn thương tâm này mà lại đàn ca nữa ư? Nhưng cô không dám hé môi, chỉ biết chăm chú nhìn anh ta. Chàng trai nhẹ nhàng lướt trên phím đàn từng nốt nhạc lúc trầm bổng, lúc thanh cao. Lúc nghe như tiếng gió, lúc lại như tiếng nước suối reo róc rách, lúc dặt dìu như những bước chân đi…
Bỗng nhiên cô gái thấy môi cha mình nhoẻn một nụ cười nhẹ, ông kêu lên: “Con ơi, cha thấy rồi… cha thấy rồi, đúng là ngày ấy, cha gặp mẹ cũng bên bờ suối này đây… cái tiếng nước reo… cha vẫn nhớ! Ấy, mẹ con đang đến kìa! Cha thấy rồi, con yêu ơi, cha mãn nguyện lắm!…”.
Tiếng nhạc của chàng trai vẫn réo rắt, diễn tả làm sao cho hợp với nỗi lòng của ông cụ đáng kính. Âm nhạc đã tạo nên hình ảnh, tạo nên kỷ niệm trong đầu óc người cha đang hấp hối, cho đến khi ông chìm vào giấc ngủ.
Cô gái quay sang chàng trai hỏi: “Thưa ông, tôi xin cám ơn ông, vì nhờ ông mà cha tôi thấy lại được những kỷ niệm xa xưa như lòng mong ước, không còn cảm thấy đau đớn, nhưng xin hỏi ông, ông làm thế nào mà cha tôi lại có thể thấy được những hình ảnh thân thương ấy hở ông?” Chàng trai trả lời: “Có phải tôi làm đâu! – anh chỉ vào cây đàn – Chính nó làm đấy cô ạ!“. Cô gái nói tiếp: “Cám ơn ông, xin ông cho tôi được biết quý danh để mà nhớ đến chứ?“. Chàng trai đáp: “Vâng, thưa cô, tên tôi là Mozart, Wolfgang Amadeus…”.
Quả thật, đối với bậc thầy âm nhạc như Mozart thì có lẽ chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi ông biến những nốt nhạc thành hình ảnh được như thế.
Vậy đó, sự kỳ diệu của âm nhạc có thể khiến người ta liên tưởng được nhiều thứ, thấy được rất nhiều điều ngay trên cảm xúc của mình. Do vậy mà tôi rất quý trọng âm nhạc, tuy rằng chỉ thỉnh thoảng mới có chút thời gian hiếm hoi để được sống cùng nó.
Ai ai cũng có thể hiểu được rằng âm nhạc dễ dàng đi với chúng ta trong suốt cuộc hành trình làm người. Từ bé, đã nghe tiếng mẹ ru, lớn lên, vui đùa hát ca cùng nắng sớm, cùng hoa đồng cỏ nội, lớn lên nữa, tha thiết trong lời yêu với những bản tình ca, lớn nữa như chúng tôi đây, sâu lắng với hoài niệm cuộc đời, và cuối cùng, chìm dần trong bản Requiem để đi vào cõi vĩnh hằng của mỗi con người.
Bạn có còn nhớ bài Requiem trong phim Titanic không? Khi biết rằng tàu chìm, không còn đủ xuồng cứu hộ để thoát thân được nữa, mấy anh nhạc công trên tàu đã quây quần lại, cùng cất cao tiếng đàn tiếng hát bài ca cầu hồn ấy để cùng nhau ra đi theo con tàu đang chìm dần… Âm nhạc là thế đó, nó cao đẹp cho đến giờ phút cuối cùng của mỗi con người. Do vậy mà các entry của tôi thường hay nói đến âm nhạc là vậy.
Âm nhạc còn là những lời nhắn nhủ nhẹ nhàng cho riêng mình, êm ái và đằm thắm, tự mình an ủi mình, vì thân phận làm người lắm khi xúc cảm và buồn đau, hời hợt ngay cả với chính mình, cố nhạc sĩ tài hoa Họ Trịnh chính là người đi đầu trong dòng nhạc sâu lắng này:
Hãy cứ vui như mọi ngày,
Dù chiều nay không ai qua đây,
Hỏi thăm tôi một lời.
Vẫn yên chờ đêm tới.
Lòng ta trăm con hạc gầy vút bay…
Âm nhạc, nó đi vào tâm hồn không chỉ người cảm nhận mà còn người sáng tác ra nó nữa. Nhạc sĩ Phạm Duy có lần đã tâm sự, một trong những giây phút hạnh phúc nhất trong đời nhạc sĩ của ông là vào một đêm nọ, ông đang thơ thẩn trên ban công nhà mình, chợt nghe tiếng hát của một chị gánh nước mướn phía đầu con hẻm, chị ca sai be bét, nhưng một cái sai rất hồn nhiên khiến ông cầm lòng không đậu, muốn rơi cả nước mắt vì sung sướng: “Ngày chở dề, anh bước lê, chên quãn đườn đê đến bên lũy che, nắng vàng hoe, vườn dau chước hè chờ đón người dìa…“.
Điều gì tạo nên cái hạnh phúc kia nếu không phải là âm nhạc?
Mấy ai nghe lại bài Lời gọi chân mây của Lê Uyên Phương ngày nào với những nét chấm cách cực kỳ bay bổng, phân lời ca ra từng chữ ngọt ngào và buồn thương, để cho người hát những xúc cảm vô cùng mãnh liệt, thế mới biết âm nhạc nó diệu kỳ như thế nào!
Em ơi, xin em, xin em nói, yêu đương, đậm đà,
để rồi, ngày mai… cách xa…
Anh ơi, xin anh, xin anh lúc, chân mây, mệt nhoài,
trở về, lòng êm, thân ái…
Nhớ đến, ngày, còn gần, nhau…
Nước mắt, rơi…
khóc phút không ngờ…
Nhớ, thương, ngậm, ngùi, cách, xa…
Biết đến bao giờ?…
Khi vui ta hát ca đã đành, nhưng khi buồn tôi cũng cố mà đàn mà hát, lắm khi vừa hát vừa rưng rưng, cái tính mẫn cảm là thế! Cố lấy cái âm nhạc mà quên đi sự đời, biết rằng nó khó đấy, nó đắng đấy, nó đau đấy, nhưng mà vẫn thích, vẫn say mê. Nhiều khi chỉ thích dăm ba người bạn đêm về ngồi trên ban công ngắm trăng, một đĩa mồi, vài xị rượu, một cây ghi-ta và muôn vàn bài hát, thấy cuộc đời chẳng khác gì chốn thần tiên, hát những bài tình ca hợp gu với nhau, nhẹ nhàng, buông lơi, cho đến khi mệt lử và chìm dần vào giấc ngủ, không còn gì sung sướng hơn.
Một lần em có nói,
Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này…
Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này…
Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên
Và hết nhân duyên
Tôi trở về khép đọng linh hồn
làm mặt đá xây hồ lãng quên…
Một lần em có nói…
Vậy đấy! Cảm xúc thăng hoa là thế, nỉ non yêu thương là cũng thế. Âm nhạc tuyệt vời như vậy thì sao ta lại buông ra được nhỉ? Sao ta dại gì mà không tận hưởng nhỉ? Mình có hứa với một vài người bạn rồi nhé, nhất định thế nào cũng thực hiện. Có rượu, có bạn, có nhạc, thế thì không thần tiên là gì nhỉ?