Bất kì ai cũng muốn dạy con về kỹ năng sống trong cuộc sống để con trẻ có thể phát triển tốt hơn, nhưng để có một phương pháp dạy con đúng đắn thì không phải ai cũng biết. Vì vậy beyeu9.com muốn chia sẻ cho các bạn về phương pháp dạy con về kĩ năng sống ngay lúc nhỏgiúp các bạn có phương pháp dạy con tốt hơn, tạo nền tảng cơ bản để con phát triển thành người công dân có ích cho xã hội sau này
Phương pháp dạy con tự lập ngay từ nhỏ
Đây là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng để khi lớn lên trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống. Nhằm giúp trẻ hình thành tính tự lập và khả năng biết tự chăm lo cho mình, không bị phụ thuộc vào bố mẹ, ngay từ nhỏ bạn cần để trẻ làm tất cả mọi thứ mà chúng có thể, đừng vì quá thương con mà nuông chiều chúng nhé. Vì thế cần có phương pháp dạy con phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ để trẻ có thể tiếp thu và học cách sống tự lập tốt hơn.
Khi chúng còn nhỏ, hãy dạy trẻ biết tự đứng dậy khi bị ngã, biết dọn đồ chơi cất vào đúng chỗ sau khi chơi xong, biết bỏ giày dép ngay ngắn, biết tự xúc cơm ăn…
Khi chúng lớn lên, hãy dạy chúng tự biết cách chăm lo bản thân mình như tự thức dậy và làm vệ sinh cá nhân sau khi có chuông báo thức, tự thu dọn không gian học tập, phòng riêng của mình và có thể nấu một vài món ăn cơ bản khi bố mẹ vắng nhà,….
Những kỹ năng này bạn cần chỉ bảo, làm gương và phân tích cho bé hiểu từng ly từng tí một để bé dần hình thành ý thức và thói quen đồng thời khi bé làm được việc tốt, phát huy tính tự lập bố mẹ nên thể hiện thái độ khen ngợi trẻ để chúng có động lực làm tốt hơn nhé.
Dạy con cách quản lý tiền bạc
Bạn đừng vì quá thương con, nuông chiều con mà đáp ứng tất cả những mong muốn của chúng, hãy để bé biết đến giá trị của đồng tiền và có kỹ năng quản lý tiền ngay từ nhỏ. Muốn làm được như thế bố mẹ cần có một phương pháp dạy con hợp lý, trước hết bố mẹ phải là tấm gương sáng để các bé nhìn và noi theo, chúng sẽ để ý xem bố mẹ có làm đúng như những gì bố mẹ đã dạy chúng không đấy.
Khi các bé đã biết tiêu tiền, mỗi tháng bạn hãy cấp cho bé 1 khoản trợ cấp vừa đủ và hướng dẫn trẻ biết chi tiêu hợp lý, khoản nào cần chi, khoản nào không thật cần thiết và ghi lại tất cả những khoản thu-chi vào một quyển sổ nhỏ. Vào cuối tháng, bố hoặc mẹ hãy cùng bé điểm lại những khoản chi và phân tích xem bé chi tiêu như thế đã hợp lý chưa, cần rút kinh nghiệm như thế nào, … dần dần bé sẽ hình thành được thói quen chi tiêu phù hợp, hiệu quả đấy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét