Trích nguồn: ngonngu.edu.vn
1.Đối xử công bằng với tất cả thành viên trong gia đình
Một cô bé học lớp 9 đã tâm sự rằng: “Năm nay mình là học sinh lớp 9 nhưng trong nhà từ bé mình đã không được sự yêu thương từ bố mẹ,tất cả sự yêu thương đó đều được dành cho người em trai của mình.Tại sao đến giờ người lớn vẫn luôn giữ cái châm ngôn trọng nam khinh nữ đến vậy.
Mỗi khi mình mắc lỗi mẹ mình đều nói thêm để bố nói mình thậm tệ hơn,tại sao mẹ mình lại làm như thế, có khi nào mình không phải con của bố mẹ. Bố mình cũng chỉ muốn em mình nên luôn bỏ qua mình mình không thích bố mẹ. Mẹ mình luôn nói sai sự thật về mình nên bố luôn đánh đập rồi chửi mắng mình. Mình không muốn có một gia đình như vậy”
Trong một gia đình luôn từ công bằng thật khó định lượng. Mẹ có thể hợp với em gái hơn ở điểm nào đó sự gay gắt và cảm thông, thấu hiểu ít hơn khi con là chị gái. Không khó để những đứa trẻ nhận ra sự yêu thương và cảm thông giữa anh chị em trong gia đình có phần nhỉnh hơn ở chị hoặc em mình.
Mong muốn của con ở đây là được cha mẹ đối xử công bằng với mọi thành viên khác. Sự công bằng ở đây không nhất thiết phải là khi mẹ mua cho em một món đồ chơi thì cũng cần mua một món đồ tương tự cho anh chị của chúng. Mà là sự công bằng trong tình yêu thương và cảm thông khi con mắc lỗi.
2.Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con.
Có bao giờ bạn cảm thấy có lỗi khi bảo “bây giờ cha/ mẹ bận lắm. Chúng ta hãy nói về việc này sau nhé”. Và vấn đề ấy bị lãng quên, không được đề cập đến dù thời gian “sau này” đã qua không biết bao lần.
Hãy dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của con cái. Nếu bạn không có câu trả lời thì nên ghi nhận lại và giúp con tìm lời giải đáp sau.
3.Cha mẹ không cãi nhau trước mặt con
Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố mẹ. Cách bạn giải quyết những mâu thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi cư xử của trẻ. Hãy kiềm chế và xử lý bất đồng trong ôn hòa, nhã nhặn.
4.Cha mẹ nên nhất quán và kiên định.
Đôi khi sự linh động và mềm dẻo của bạn không làm hỏng trẻ; nhưng cần làm cho con cái hiểu tình yêu mà bạn dành cho chúng là không thay đổi và những nguyên tắc, những giới hạn bạn đặt ra cho trẻ là nhất quán.
5.Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật.
Khi bạn bảo người tiếp thị qua điện thoại rằng bạn không có ở nhà nhưng thực tế bạn đang ngồi cạnh các con trong nhà, bạn đã gieo vào đầu con ý nghĩ không tốt về sự nói dối của người lớn.
6.Niềm nở với các bạn của con.
Khi con đưa bạn về nhà chơi, bạn sẽ dễ dàng nhận biết con mình kết thân với những ai và giúp con định hướng tình bạn. Hãy rộng mở cánh cửa đón chào bạn của các con.
7.Cha mẹ xây dựng tinh thần tập thể cho con cái.
Mọi thành viên trong gia đình sẽ có trách nhiệm với nhau hơn, gắn bó hơn. Ý thức tập thể sẽ giúp con bạn phát triển tốt hơn trong môi trường học đường.
8.Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng.
Khi bạn có lòng khoan dung với mọi người, trẻ sẽ học được điều đó trong cư xử với những người xung quanh.
9.Nên tập trung vào ưu điểm của con hơn là khuyết điểm
Hãy ghi nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt của con và lựa lúc thích hợp chỉ ra cho chúng thấy để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu.
10.Không làm con bẽ mặt trước đám đông và người khác
Cha mẹ có thể phạt trẻ khi cần thiết nhưng nên tránh kỷ luật con trước mặt người ngoài, đặc biệt là trước bạn bè của con. Chúng cũng cần được tôn trọng và đối xử như người lớn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét