Truyền thống cho trẻ học nhạc hình thành trong giới quý tộc ở châu Âu, đã chứng tỏ việc đó là hữu ích. Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy những người chơi nhạc có não phát triển hơn. Hơn nữa họ biết cách học tốt hơn!
Một luận cứ nặng ký khác cho việc nên cho trẻ học thêm nhạc là mặc dù chỉ có 1% số trẻ học nhạc gắn bó với âm nhạc trong cuộc sống, song hầu như không ai tiếc đã học nhạc.
Những trẻ có học nhạc khi được làm kiểm tra trí tuệ, khả năng toán học và tư duy không gian cho kết quả tốt hơn 20%, cho dù chúng không trở thành những nhạc công hay ca sĩ. Từ lâu người ta nhận thấy rằng thành tích học tập trong trường phổ thông được nâng cao khi trẻ bắt đầu học nhạc, điều đó không đáng ngạc nhiên vì khi chơi nhạc chỉ có các ngón tay là không đủ, cần phải tập trung chú ý, huy động trí não.
Những bài học nhạc thời thơ ấu có thể mang lại kết quả sau hàng chục năm, nó khiến đầu óc con người trở nên sắc bén khi có tuổi thậm chí ngay cả khi người ta không còn chơi nhạc cụ nào nữa – một nghiên cứu ban đầu của Hiệp hội tâm lý Mỹ (APA).
Cuộc nghiên cứu đã tiến hành đối với 70 người lớn mạnh khỏe tuổi từ 60 đến 83. Họ được chia thành các nhóm dựa trên mức độ về trải nghiệm âm nhạc. Nghiên cứu cho thấy những nhạc sĩ thực hiện tốt hơn trong một số thử nghiệm về nhận thức so với những người chưa bao giờ học một nhạc cụ hoặc học cách đọc nhạc.
“Hoạt động âm nhạc trong suốt cả đời có thể trở thành một bài tập về nhận thức, khiến cho não của bạn khỏe mạnh và có khả năng thích ứng với những thách thức của tuổi già” – nhà nghiên cứu Brenda Hannay Pladdy cho biết – “Do việc học một nhạc cụ đòi hỏi nhiều năm luyện tập, nên nó có thể tạo ra một kết nối khác trong não có thể bù đắp cho sự suy giảm nhận thức khi chúng ta già đi”.
Ngay cả những người hiện không còn chơi nhạc, cũng làm tốt bài tập về nhận thức. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào ích lợi của thời gian học nhạc đối với não bộ của con người.
Nhiều cuộc nghiên cứu chứng tỏ âm nhạc cổ điển ảnh hưởng thuận lợi đến hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa; người ta chữa mất ngủ, mệt mỏi mãn tính, trầm cảm bằng âm nhạc. Hơn nữa, việc hát đồng ca nâng cao khả năng chống cảm, giải quyết vấn đề nói lắp và đọc kém. Thậm chí hoa mọc nhanh hơn, bò cho nhiều sữa hơn khi chúng được nghe nhạc Mozart.
Ở những trẻ học nhạc sẽ hình thành những ham mê nhất định. Âm nhạc tạo sự hứng khởi, nâng cao khiếu thẩm mỹ, kích thích khả năng sáng tạo trong những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Không chỉ các nhà soạn nhạc tương lai, mà cả các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng cũng học nhạc và cho ra đời những tác phẩm của mình dưới cảm xúc từ âm nhạc cổ điển.
Trẻ em khi học ở trường và lớp nhạc biết hoạch định đúng thời gian của mình, trong khi nghề nào cũng cần khả năng này. Việc tập luyện hằng ngày giúp trẻ phát triển tính kiên trì, sức mạnh ý chí, siêng năng. Thêm vào đó, trẻ sẽ quen với việc thực hiện vài việc đồng thời và cùng lúc có nhiều cảm xúc. Chính quá trình chơi trên bất cứ nhạc cụ nào cũng diễn ra như vậy.
Khi chơi đàn một mình hay hát trong dàn đồng ca, trẻ nhất định phải biểu diễn và quen với việc điều khiển cảm xúc, kiểm soát bản thân trên sân khấu, ở trung tâm của sự chú ý – những phẩm chất này cũng rất cần thiết trong nhiều hoạt động.
Khi học nhạc trẻ sẽ tư duy theo không gian, thao tác bằng những khái niệm trừu tượng, ghi nhớ cấu trúc của bản nhạc. Chính vì vậy nhiều nhà bác học và ngôn ngữ, cũng như nhà văn và người biết nhiều ngoại ngữ trưởng thành từ những đứa trẻ từng học nhạc nhiều năm. Ở đại học Oxford (Anh), trong số các giáo sư dạy toán thì có tới 2/3 tham gia vào câu lạc bộ âm nhạc của trường. Hãng Microsoft ưu tiên nhận các nhân viên có trình độ về nhạc, điều đó thực sự hữu ích đối với người lập trình.
Trong mỗi tác phẩm cổ điển đều có cấu trúc rõ ràng, có chủ đề và âm điệu, có các câu và tập hợp từ, có dấu chấm, phẩy, do đó ngay cả khi hoàn toàn không có thính giác tốt hay tài năng âm nhạc, có thể trở thành thiên tài trong lĩnh vực có vẻ hoàn toàn xa lạ như vật lý, công nghệ thông tin, hay báo chí.
Âm nhạc là một hình thức giao tiếp có thể không mang tính đe dọa và nhẹ nhàng cho trẻ em mắc chứng tự kỷ. Do trẻ tự kỷ quá nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, chúng có xu hướng cho thấy một mối quan hệ mạnh mẽ với việc nghe nhạc và chơi nhạc cụ.
Âm nhạc trị liệu mở rộng kết nối này để sử dụng âm nhạc như một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ hơn các kỹ năng nói và tạo cho ánh mắt được tốt hơn. Nó cũng có thể được sử dụng trong việc tăng cường các lĩnh vực khác trong cuộc sống của một đứa trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét