Những nghiên cứu khoa học về sự phát triển
đầu đời của trẻ (Early Childhood Development) đã chỉ ra rằng, âm nhạc đóng một
vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và tâm hồn của trẻ.
Đồng thời, hoạt động Âm nhạc có khả năng truyền cảm hứng, kích thích trí tưởng
tượng, khích lệ tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế và giúp trẻ bộc
lộ cảm xúc với thế giới tươi đẹp xung quanh.
Tuy nhiên, với lứa tuổi từ 18 tháng đến dưới
6 tuổi, trẻ sẽ không thể hoặc gặp rất nhiều khó khăn khi chơi một bản đàn hoàn
chỉnh, hát 1 câu hát rõ ràng. Việc luyện thanh chuyên nghiệp hoặc ngồi trước
đàn hàng giờ đồng hồ, lăp đi lặp lại những câu nhạc sẽ khiến đa số trẻ cảm thấy
nhàm chán, từ đó ghét học đàn, hát, ghét âm nhạc. Cảm thụ âm nhạc sẽ giúp trẻ
giải quyết vấn đề này. Bằng phương pháp tiếp cận kiến thức âm nhạc thông qua
các trò chơi sáng tạo trong vận động, lắng nghe, ca hát, kể chuyện âm nhạc,
chia sẻ cảm xúc,… cùng với cấu trúc giờ học bao gồm nhiều hoạt động thay đổi
liên tiếp, phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy
hào hứng, thích thú. Điều này trước hết khiến trẻ có hứng thú với việc đến lớp
học âm nhạc và sau đó sẽ tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.
Và dưới đây là một vài lợi ích khác mà Cảm
thụ âm nhạc mang lại cho trẻ.
Trí sáng tạo: Thông qua hoạt động nghe
các giai điệu có lời và không lời, trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh với
đầy màu sắc lung linh. Trẻ tạo ra các hình tượng mô tả thế giới bằng động tác
hình thể, bằng điệu bộ cử chỉ, bằng biểu cảm khuôn mặt để trình diễn. Trẻ sáng
tác ra các giai điệu để nói lên sự rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện
tượng mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, trẻ phát huy được trí
sáng tạo tối đa.
Khả năng ngôn ngữ: Khoa học đã chứng
minh trẻ biết hát trước khi biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm
(nguyên âm, phụ âm) theo giai điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính
xác. Khi lớn dần lên, trẻ sẽ rèn luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt
động đánh giá, nhận xét.
Khả năng đánh giá, nhận xét: Được thể
hiện qua việc trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi thưởng
thức một tác phẩm âm nhạc ra trước mọi người.
Kĩ năng vận động, thể chất:Thông qua hoạt
động vận động theo nhạc, vận động cùng các dụng cụ hỗ trợ, trẻ được phát triển
về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm nhận xúc
giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc học cao
hơn.
Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc: Âm
nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm của con người.
Vì thế, khi đến với cảm thụ âm nhạc, trẻ sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi
cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi buồn, khi háo hức, khi bất ngờ,…
một cách linh hoạt thông qua tính chất của các giai điệu âm nhạc.
Kĩ năng giao tiếp, kết nối: Ở lứa tuổi
18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ học cảm thụ âm nhạc đều là giờ học nhóm.
Trong giờ học, trẻ được chia sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với
bạn bè, thầy cô và ý kiến của trẻ được công nhận. Vì thế trẻ cảm thấy tự tin
hơn, bản lĩnh hơn. Và việc cùng nhau chơi trong một bài hòa tấu, cùng hát
trong một bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với bạn bè
Kiến thức về tự nhiên xã hội: Dạy/ học
Cảm thụ âm nhạc không chỉ đơn thuần là dạy/ học các kiến thức âm nhạc mà trong
đó có sự tích hợp của hội họa, múa – thể chất, thuyết trình, kiến thức tự nhiên
xã hội, toán học, văn học,…Vì vậy, trẻ không chỉ được học kiến thức âm nhạc mà
còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác thông qua âm nhạc.
Nguồn sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét