Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Công nghệ tay giả mới giúp nhạc công khuyết tật chơi đàn piano

Một nhóm nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Georgia (Georgia Tech) đang phát triển công nghệ tay giả mới có thể giúp nhạc công khuyết tật chơi đàn piano.
Các bác sĩ đã phải cắt bỏ một phần cánh tay phải của Jason Barnes sau khi anh bị tai nạn điện giật 5 năm trước. (Nguồn: Georgia Tech)

Mặc dù bàn tay và hầu hết cẳng tay của Barnes đã mất, nhưng trong phần chi còn lại, Jason Barnes vẫn còn giữ được một số cơ ở khuỷu tay có nhiệm vụ điều khiển các ngón tay và điều này cho phép anh có thể cử động các ngón tay của tay giả trong chừng mực nào đó.
Cánh tay giả này sử dụng các cảm biến điện đồ cơ (electromyogram sensors) hoạt động dựa vào nguyên lý các điện cực phát hiện tín hiệu điện của cơ bắp, nhưng theo trưởng nhóm nghiên cứu Gil Weinberg, các cảm biến này cũng có nhược điểm.
Ông cho biết: “Cảm biến điện đồ cơ không thật chính xác. Chúng có thể phát hiện ra cử động của cơ, nhưng tín hiệu điện của cơ thì quá nhiễu để có thể kết luận bệnh nhân muốn di chuyển ngón tay nào. Chúng tôi cố gắng cải tiến các cảm biến này cho Jason nhưng không thể đạt kết quả mong muốn là điều khiển được từng ngón tay.”
Weinberg cùng các nhà nghiên cứu ở Học viện Công nghệ Georgia tìm ra một giải pháp khác là dùng thêm máy dò siêu âm (ultrasound probe) để giám sát cơ tay của Jason Barnes.
Lần đầu tiên sau khi bị tai nạn, Jason Barnes có thể chơi đàn piano.
(Nguồn: Georgia Tech)
Công nghệ này cũng giống như việc siêu âm để quan sát thai nhi trong bụng mẹ, và bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể phân biệt được những cử động dành riêng cho mỗi ngón tay.
Nhóm nghiên cứu cung cấp các dữ liệu đặc trưng này cho “trí tuệ nhân tạo”, qua đó, họ tạo ra được một hệ thống có thể dự đoán ngón tay nào mà Barnes muốn cử động, và thậm chí là nhận biết được anh ta định dùng bao nhiêu lực.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm công nghệ tay giả mới này qua video sau:
Ông Gil Weinberg chia sẻ: “Công nghệ này cũng có thể được dùng cho nhiều hoạt động đòi hỏi kỹ năng vận động tinh (fine motor skills) như tắm gội, chải tóc và ăn uống. Tôi cũng mường tượng ra những người khỏe mạnh bình thường cũng có thể dễ dàng điều khiển từ xa các cánh tay và bàn tay robot chỉ bằng việc di chuyển ngón tay của họ”./.
Nguồn: Georgia Tech, Nick Lavars (New Atlas)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618