Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Băn khoăn giáo dục âm nhạc trong nhà trường

Qua 15 năm thực hiện đưa âm nhạc vào Tiểu học và THCS đã góp phần nâng cao dân trí, giúp học sinh hiểu thêm nhiều kiến thức về đất nước, con người… thông qua các bài hát, âm nhạc thường thức. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Tố Mai- giảng viên Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương bên cạnh cái hay, cái lợi cũng có mặt dở, mặt không tích cực và nếu như không được giáo dục lứa tuổi học sinh phổ thông sẽ khó có thể có định hướng đúng đắn. 


Băn khoăn giáo dục âm nhạc trong nhà trường
Ngày càng nhiều gia đình cho con em học đàn, múa hát.

“Lỗ hổng” sáng tác
Không phải chỉ có trước kia mà hiện nay, rất nhiều nhạc sĩ vẫn tâm huyết với âm nhạc cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học sinh phổ thông. Như vậy, có không ít nhạc sĩ sáng tác cho thiếu nhi và số lượng bài cũng không ít, nhiều bài có chất lượng nghệ thuật cao nhưng dường như có nghịch lý là các bài hát cho thiếu nhi hay cho học sinh phổ thông lại khó khăn đến với các em, hầu như các em ít được tiếp xúc với những tác phẩm mới.
Hiện tượng các em học sinh tại một trường Tiểu học ở Hà Nội thuộc và đồng thanh say sưa hát bài “Chắc ai đó sẽ về” của Sơn Tùng MTP viết cho lứa tuổi thanh niên, có những lời ca về tình yêu “anh xa em quá, em xa anh quá” cho chúng ta suy nghĩ: Tại sao lại như vậy? Phải chăng vì thiếu vắng các bài hát mới trong giáo dục âm nhạc mà các em lại thích những bài không hợp lứa tuổi không? Tất cả những vấn đề này là do đâu?  
Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề trên do sáng tác của các nhạc sĩ khá nhiều nhưng lại ít được hoặc không đến được với thiếu nhi. Có lẽ bởi tại bây giờ người ta ít nghe đài, chủ yếu xem tivi mà TV lại không dạy bài hát thiếu nhi, ít phát các tác phẩm thiếu nhi, ít có chương trình cho thiếu nhi, có chương trình cho thiếu nhi như “Gương mặt thân quen nhí”, “Giọng hát Việt nhí” thì đa số các em lại hát bài của người lớn. Ngoài ra, nhạc sĩ sáng tác xong, in thành quyển riêng của mình, tặng bạn bè là chính, tác phẩm cũng khó đến được với đông đảo quần chúng, họ cũng không thể có điều kiện để dàn dựng và đưa lên mạng bởi khá tốn kém.
Sáng tác cho thiếu nhi khá nhiều nhưng các tác phẩm thật chất lượng, được học sinh và lớp trẻ yêu thích cũng không phải là nhiều. Học sinh phổ thông giờ đây nhờ có mạng internet, các em tự tìm hiểu và nhiều em tỏ ra thích xem nhạc nước ngoài, đặc biệt với loại nhạc có tính chất sôi động, nhảy múa. Không ít em thần tượng “sao” Hàn Quốc, Trung Quốc, “sao” châu Âu… dẫn đến thờ ơ, lạnh nhạt với tác phẩm Việt Nam.
Trong chương trình âm nhạc ở Tiểu học và THCS cũng khá ít sáng tác mới mà nhiều sáng tác cũ, thậm chí rất cũ. Nhiều giáo viên khi dạy âm nhạc cũng nêu còn khá nhiều bài cũ xưa quá mà ít hơi thở thời đại, trong khi học sinh ngày nay rất thích bài hát mới. Giáo viên dạy âm nhạc ở trường phổ thông cho biết chính họ cũng muốn sử dụng bài hát mới để dàn dựng chương trình nghệ thuật trong nhà trường mà không biết tìm ở đâu, tìm trên mạng thì quá “mênh mông” nhưng họ cũng chỉ biết dựa vào đó và bằng cách truyền bảo nhau, không có sách, tài liệu nào để họ dễ tìm hơn.
Quan điểm thưởng thức âm nhạc
Đây cũng là vấn đề có khá nhiều điều cần bàn. Nhiều em quan tâm đến âm nhạc “ngoại” hơn “nội”. Ai cũng hiểu rằng đó là xu thế toàn cầu hóa, xu thế thời thượng, khó tránh khỏi. Mặt khác, đó cũng không phải là dở mà còn có nhiều mặt tích cực. Song, quan tâm nhạc ngoại đến nỗi thần tượng các “sao” một cách cuồng dại, khóc hơn cả cha mẹ chết khi không được giáp mặt “thần tượng”, bỏ cả ăn học để đi đón “thần tượng”, xin bố mẹ rất nhiều tiền để đi xem “thần tượng”; trở thành phong trào, thành tâm lý bầy đàn… thì quả là điều mà người lớn và các nhà giáo dục âm nhạc chúng ta phải xem xét, suy ngẫm và có biện pháp uốn nắn. 
Hiện nay, học sinh phổ thông còn bị học thêm quá nhiều, chương trình học nặng nên ít có thời gian thưởng thức và hoạt động nghệ thuật, thể thao. Điều đó làm các em bị mệt mỏi, phát triển không cân bằng, thậm chí bị stress, nặng hơn nữa là còn tham gia vào những việc làm không tích cực như bạo lực trong nhà trường, đánh nhau mà bao vụ thực tế xảy ra làm chúng ta đau lòng. 
Giải quyết những vấn đề vừa nêu trên thực sự không dễ và mang tính vĩ mô. Cần có sự góp sức của toàn xã hội, các bộ, ngành, sở giáo dục, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh…, đặc biệt là về nhận thức vai trò của giáo dục nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Một minh chứng rất rõ về nhu cầu học nghệ thuật được chuyển biến trong các bậc phụ huynh và học sinh là ngày càng nhiều gia đình cho con em học đàn, múa hát ngoài giờ, vào ngày nghỉ và không chỉ có ở thành phố lớn như trước kia mà ngay ở các thị trấn, các tỉnh cũng có nhiều em học thêm âm nhạc.
Nhiều gia đình có điều kiện còn mua piano để con được học cây đàn được coi là hàng đầu trong các nhạc cụ này. Nhiều người cho ý kiến rất muốn con được học âm nhạc để phát triển tốt hơn nhưng hiềm nỗi học chính nhiều, không còn thời gian. Như vậy, muốn điều đó được phát triển hơn thì các em phải được giảm áp lực học chính và học thêm.
Với các giáo viên âm nhạc, tôi mong muốn cần có sự năng động hơn, sáng tạo hơn, chịu khó hơn. Ai cũng hiểu môn Âm nhạc trong nhà trường là môn phụ nên tiếng nói và vị thế của giáo viên âm nhạc rất yếu ớt, chưa kể là thu nhập thì xếp vào top cuối so với giáo viên dạy nhiều bộ môn khác. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của giáo viên âm nhạc.

Tuy vậy, đã theo nghề thì hãy có tâm với nghề, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh để rồi thành người thiếu nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ một cách bất đắc dĩ. Chính các giáo viên âm nhạc sẽ là nguồn cảm hứng để học sinh yêu âm nhạc hơn và chuyển biến nhận thức. Giáo viên cần nâng cao khả năng truyền đạt cũng như dàn dựng các bài dân ca sao cho hay, hấp dẫn và tác phẩm có chất liệu dân ca sao cho vừa mang bản sắc dân tộc và mang tính thời đại sẽ khiến học sinh yêu âm nhạc truyền thống.
Theo http://daidoanket.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618