Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

KHAI GIẢNG LỚP CA SĨ NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo ca sĩ nhí tại TP.HCM...

KHAI GIẢNG LỚP DIỄN VIÊN NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo Diễn viên nhí tại TP Hồ Chí Minh...

KHAI GIẢNG LỚP MC NHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Trung tâm đào tạo âm nhạc và nghệ thuật Hoàng Gia mở lớp đào tạo MC nhí tại TP Hồ Chí Minh...

9 LỢI ÍCH CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn con người với sự kết hợp của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Con người không thể sống mà không có âm nhạc.....

CHƠI ĐÀN MÓN QUÀ VÔ GIÁ CHO CUỘC SỐNG

Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, stress, hãy thử lắng nghe hoặc dạo những phím đàn piano. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái và mọi muộn phiền sẽ tan biến.....

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

HỌC GUITAR BÌNH THẠNH HCM

Những vất vả, áp lực đôi khi làm bạn cạn kiệt năng lượng sống. Âm nhạc chính là cách để khắc phục tốt nhất điều này. Thay vì ngồi yên một chỗ và lo lắng cũng như mệt mỏi, hãy cầm cây đàn guitar và chơi bản nhạc mà bạn yêu thích và bạn sẽ cảm thấy thoải mái và hứng khởi tức thì.

Chắc trong chúng ta ai cũng biết cây đàn guitar phải không nào, nhưng lại không có nhiều người biết chơi loại nhạc cụ này. Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc muốn học chơi loại nhạc cụ này thì hãy nhanh tay lên nhé, ngoài việc giúp thư giản, giải trí học guitar còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đấy.
HỌC GUITAR BÌNH THẠNH HCM
Học guitar mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời
Những lợi ích mà guitar mang lại:
Nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc và chơi các nhạc cụ có thể giúp bộ nhớ của bạn phát triển và kích thích não bộ của bạn, thậm chí việc chơi một loại nhạc cụ có thể nâng cao chỉ số IQ của bạn đến 13%. Và không bao giờ quá muộn để bạn bắt đầu học chơi guitar. Chơi guitar còn làm tăng độ nhạy bén, linh hoạt các ngón tay và giúp trí não của bạn luôn được tỉnh táo để tập trung vào công việc.

Nghiên cứu cho thấy rằng giai điệu có tiết tấu nhanh thường làm mọi người hứng khởi, kích thích não bộ và giúp cơ thể di chuyển, vận động nhiều hơn. Còn những khi lo lắng, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái sẽ làm bạn bình tĩnh và cảm thấy an toàn. Học guitar là việc bạn có thể tự chơi một giai điệu hay chính là tự làm chủ cảm xúc của chính mình. Thay vì những lời động viên và mọi loại thuốc tâm thần khác, guitar sẽ tác động lên tình cảm của con người bằng những cách rất khác nhau và hoàn toàn vô hại.

Chơi guitar có thể giúp bạn giảm được stress. Không gì tuyệt hơn việc chơi một bài hát mà bạn ưa thích trên một cây guitar là “tri kỷ” của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có thể giảm lượng cortisol (một loại hooc-mon gây stress) và giúp ta cảm thấy thư giãn hơn. Cùng cây đàn đi đâu đó hòa âm thanh cây đàn của mình cùng với thiên nhiên để giải trí cũng là một cách giải quyết căng thẳng. Một nhà tâm thần học chuyên trị cho các nhạc sĩ, Michael Jolkovski, cho biết“Guitar có thể giúp ta thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống,khác với những cách mà nhiều người thường áp dụng như ăn nhiều, rượu bia, TV hay cứ mò mẫm những thứ vô định trên Internet. Nó giúp con người trở nên vui tươi và gắn bó với nhau hơn.” 
HỌC GUITAR BÌNH THẠNH HCM
Âm nhạc giúp cuộc sống tươi đẹp hơn


Một trong những điều kiện tiên quyết khi bạn tập đàn đó là tính nhẫn nại. Bạn cần phải kiên nhẫn khi bạn học cách chơi guitar và để có thể thành thục chơi guitar sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Bạn cần phải luyện tâp rất nhiều, phải luyện đi luyện lại những phần khó cho đến khi bạn có thể chơi nó một cách thành thạo. Nghe thì dễ nản, nhưng chính những điều ấy sẽ rèn luyện cho bạn tính kiên nhẫn – một bản tính khó ai có ngay từ bản chất.
Dù việc học chơi một loại nhạc cụ có thể khá thử thách đối với bạn, cũng đừng vì vậy mà bỏ cuộc sớm vì nó đem lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời. Một trong những tố chất quan trọng của một nhạc sĩ là tính kỉ luật. Bạn phải luyện tập hàng ngày ngay cả khi bạn không muốn, có vậy thì bạn mới thành thục trong việc chơi loại nhạc cụ ấy. Chính việc phải luyện tập hằng ngày rèn cho bạn tính kỉ luật đấy. Ngoài ra bạn còn bắt buộc phải tập trung 100% để tập đàn guitar thì mới hiệu quả vậy nên sẽ tạo ra thói quen tốt cho bạn khi làm bất cứ việc gì khác.
Qua những thông tin bổ ích trên nếu bạn yêu thích đàn guitar hãy đăng ký khóa học ngay nhé. Trung tâm âm nhạc Hoàng Gia hiện đang khai giảng lớp dạy học đàn guitar tại quận Bình Thạnh TP HCM.

KHAI GIẢNG KHÓA HỌC PIANO - ORGAN GUITAR 
day hoc piano organ guitar

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 




HỆ THỐNG TRUNG TÂM ÂM NHẠC HOÀNG GIA NGÔI SAO NHỎ
day hoc piano organ guitar quan 2
---------------------------------------------------------------------------------

Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận  Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Web: www.amnhachoanggia.edu.vn  

Email: amnhachoanggia@gmail.com

Hotline:  0902641618 - 0989731783

Maius Philharmonic giới thiệu album giao hưởng đầu tiên của Việt Nam

Đây là album giao hưởng đầu tiên của Việt Nam mang âm hưởng dân gian, kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây.

Có thể nói, Maius Philharmonic đã mang đến một làn gió mới truyền cảm hứng cho tất cả thính giả trong và ngoài nước.
Trong Vietnam Concert, có sự xuất hiện của hai ca sĩ là Hoàng Quyên và Hoàng Hồng Ngọc. Hoàng Hồng Ngọc đã trình diễn làn điệu "Mời nước mời trầu" được phối khí mới theo phong cách World Music và ca khúc "Sen".
maius philharmonic gioi thieu album giao huong dau tien cua viet nam hinh 1
Nữ ca sĩ Hoàng Quyên.

Nữ ca sĩ Hoàng Quyên lần đầu tiên kết hợp riêng với dàn nhạc Maius Philharmonic trong hai nhạc phẩm "I dreamed a dream" và "Như chưa bắt đầu".Trong suốt Vietnam Concert, Maius Philharmonic đã dẫn dắt người nghe đi qua rất nhiều cảm xúc bằng âm nhạc của mình. 
Điểm nhấn của chương trình là nhạc phẩm "Non sông một dải" - được chuyển soạn bởi nhạc trưởng Lưu Quang Minh. Nhạc phẩm này đã đưa những thính giả có mặt tại nhà hát đi qua rất nhiều cung đường đẹp của Việt Nam, bằng những hình ảnh rất đẹp từ nhiếp ảnh gia Thắng Sói.
maius philharmonic gioi thieu album giao huong dau tien cua viet nam hinh 2
Hoàng Hồng Ngọc đã trình diễn làn điệu "Mời nước mời trầu" được phối khí mới theo phong cách World Music và ca khúc "Sen"

Đây cũng là ca khúc chứa đựng nhiều tâm huyết và nói đúng tinh thần mà Maius Philharmonic muốn mang lại cho thính giả của mình nhất.
Tất cả các tác phẩm trong album đều do nhạc trưởng Lưu Quang Minh viết, phối khí và chuyển soạn. Chất liệu âm nhạc bắt nguồn từ cảm xúc gắn liền với quê hương và dân tộc Việt Nam.
Mỗi tác phẩm đều mang những nét riêng của từng vùng miền trên tổ quốc, đưa khán giả cảm nhận được rõ nét nhất đặc trưng của thiên nhiên và con người Việt Nam.
Chia sẻ về album, nhạc trưởng Lưu Quang Minh cho biết anh mong đây sẽ là món quà đặc biệt đối với tất cả những người con Việt Nam. Chúng ta sẽ cảm thấy tự hào về 1 sản phẩm mang tính Việt Nam, của những người trẻ Việt Nam thực hiện.
Nó có thể trở thành 1 món quà ý nghĩa để gửi tặng bạn bè, giúp chúng ta mang hình ảnh và âm nhạc Việt Nam đi xa hơn đến bạn bè quốc tế, hay chính những người con xa quê hương khi nghe âm nhạc của chúng tôi sẽ phần nào cảm nhận được hình ảnh của quê hương đất nước – nơi mà trong trái tim họ luôn hướng về./.
VOV.VN

Xem người Thái chế nhạc cụ từ nứa và dây phanh xe đạp

Dây phanh xe đạp và ống nứa qua bàn tay khéo léo và sự tinh tế trong cảm thụ âm nhạc người Thái đã chế tác ra nhạc cụ xí xa lo, hay còn gọi là xí xo.
      
Anh Lương Văn An (SN 1980), ở bản Khe Ngậu, xã Xá Lượng (Tương Dương) là người chơi và chế tác xí xo thành thạo, am hiểu loại nhạc cụ này cho biết: “Nứa được dùng để làm loại nhạc cụ này phải là loại nứa già và không bị mối mọt. Thường chọn nứa vào khoảng tháng 2 tháng 3, thời điểm này nứa sẽ không mọt, còn tháng 7, 8 nứa tốt nhưng bị mọt.”. Ảnh: Đình Tuân
Anh Lương Văn An (SN 1980), ở bản Khe Ngậu, xã Xá Lượng (Tương Dương) là người chơi và chế tác xí xo thành thạo, am hiểu loại nhạc cụ này cho biết: “Nứa được dùng để làm loại nhạc cụ này phải là loại nứa già và không bị mối mọt. Thường chọn nứa vào khoảng tháng 2 tháng 3, thời điểm này nứa sẽ không mọt, còn tháng 7, 8 nứa tốt nhưng bị mọt. Một chiếc xí xa lo có độ dài 45 -50cm”. Ảnh: Đình Tuân
 Sau khi lấy trên rừng về, bước đầu tiền là phải tước mỏng ống nứa để tạo độ vang cho xí xo, anh An còn lưu ý khi lột nứa phải lước phải sao cho không mỏng và dày quá, vì mỏng quá khi căng dây rất dễ vỡ ống còn khi dày quá thì độ vang sẽ kém và tiếng phát ra sẽ không hay. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi lấy trên rừng về, bước đầu tiền là phải tước mỏng ống nứa để tạo độ vang cho xí xo, anh An còn lưu ý khi lột nứa phải lước phải sao cho không mỏng và dày quá, vì mỏng quá khi căng dây rất dễ vỡ ống còn khi dày quá thì độ vang sẽ kém và tiếng phát ra sẽ không hay. Ảnh: Đình Tuân
Để có những chiếc xí xa lo ưng ý, ngoài việc chọn nứa tốt, cần có đôi tai biết thẩm âm, đôi bàn tay khéo léo và cả sự tỉ mẩn. Trong ảnh: Anh An đang dui lỗ xỏ then khóa. Ảnh: Đình Tuân
Để có những chiếc xí xa lo ưng ý, ngoài việc chọn nứa tốt, cần có đôi tai biết thẩm âm, đôi bàn tay khéo léo và cả sự tỉ mẩn. Trong ảnh: Anh An đang dui lỗ xỏ then khóa. Ảnh: Đình Tuân
 Vót tre làm then khóa dây. Ảnh: Đình Tuân
Vót tre làm then khóa dây. Ảnh: Đình Tuân
Trên đầu ống nứa, người Thái khoan lỗ để luồn các then khóa. Nhạc cụ này có 3 dây kim loại được nối từ các nốt khóa đến lỗ khoan phía dưới ống nứa. Ảnh: Đình Tuân
Trên đầu ống nứa, người Thái khoan lỗ để luồn các then khóa. Nhạc cụ này gồm 3 dây được nối từ các nốt khóa đến lỗ khoan phía dưới ống nứa. Ảnh: Đình Tuân
Trước đây dây đàn làm bằng tơ tằm, hiện nay bà con dùng làm bằng dây phanh xe đạp. Ảnh: Đình Tuân
Trước đây dây đàn làm bằng tơ tằm, hiện nay bà con dùng làm bằng dây phanh xe đạp. Ảnh: Đình Tuân
Theo anh Lương Văn An, làm xí xo không khó miễn là người làm nắm được kỹ thuật và khả năng thẩm âm.  Bộ phận chính của xí xo là ống nứa, dây thanh và cung kéo. Ống nứa dài khoảng 40-45 cm, có chức năng chính làm bộ tăng âm. Nguyên liệu chính để làm xí xo là nứa và dây kim loại sắt. ảnh: Đình Tuân
 Gắn dây vào khóa để căng dây. Ảnh: Đình Tuân
Khoét lỗ để âm vang hơn và to hơn khi chơi nhạc. Ảnh: Đình Tuân
Khoét lỗ để âm vang hơn và to hơn khi chơi nhạc. Ảnh: Đình Tuân
Cung kéo làm từ một thanh tre mỏng có chiều dài khoảng 45cm, rộng khoảng 1cm; dây cung thường được làm từ những sợi cước nhỏ, nhưng phổ biến nhất là làm bằng dây nứa. Ảnh: Đình Tuân
Cung kéo làm từ một thanh tre mỏng có chiều dài khoảng 45cm, rộng khoảng 1cm; dây cung cũng thường được làm từ nứa. Ảnh: Đình Tuân
 Âm thanh của xí xa lo mộc mạc như chính tâm hồn người Thái. Nhạc cụ này được sử dụng để đệm cho các bài dân ca Thái như: lăm, xuối nhuôn... cũng có thể kết hợp với các loại nhạc cụ khác để tạo thành bản hòa tấu độc đáo và vui nhộn. Ảnh: Đình Tuân      
 Âm thanh của xí xa lo mộc mạc như chính tâm hồn người Thái. Nhạc cụ này được sử dụng để đệm cho các bài dân ca Thái như: lăm, xuối nhuôn... cũng có thể kết hợp với các loại nhạc cụ khác để tạo thành bản hòa tấu độc đáo và vui nhộn. Ảnh: Đình Tuân      
Xem anh Lương Văn An sử dụng xí xa lo:
Nguồn http://www.baonghean.vn

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Đối thoại âm nhạc - thầy và trò

Năm 14 tuổi, Lang Lang bắt đầu học tại Nhạc viện Curtis ở Philadelphia. Nhiều năm sau, khi đã là nghệ sĩ piano danh tiếng thế giới, Lang Lang luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc được dìu dắt bởi một người thầy âm nhạc tận tình. Dưới đây là bài phỏng vấn của Anastasia Tsioulcas với Lang Lang cùng Gary Graffman, người thầy đáng kính năm nay đã 89 tuổi của anh.

Lang Lang và một học trò được nhận học bổng của Quỹ Âm nhạc Lang Lang tại Allianz Junior Music Camp 2015.

ANASTASIA TSIOULCAS (AT): Ông nhớ gì về quan điểm của các thầy cô dạy nhạc ở thời của ông? Liệu phong cách của họ khi ấy có hơi độc đoán hay là cũng khá cởi mở?


GARY GRAFFMAN (GG): Tôi bắt đầu học nhạc từ năm lên ba, nhưng là violin. Bố tôi [Vladimir Graffman] là nghệ sĩ violin, ông từng theo học Leopold Auer, một trong những người thầy violin xuất sắc nhất ở St. Petersburg. Bố tôi học cùng lớp với [Jascha] Heifetz, [Mischa] Elman and [Efrem] Zimbalist. Năm tôi lên bốn, bố tôi cho rằng tôi không có năng khiếu và nghĩ tôi nên học một thứ nhạc cụ mà theo các nghệ sĩ đàn dây là dễ chơi hơn. Đó chính là điều các nghệ sĩ đàn dây nghĩ về đàn piano.

Năm bảy tuổi, tôi thi đỗ vào Nhạc viện Curtis và đã có 10 năm học với Isabelle Vengerova ở đó. Chính bà đã thu xếp để tôi chơi đàn cho [Vladmir] Horowitz nghe, và sau đó, tôi được làm việc với Horowitz trong nhiều năm.

Nhìn chung, trước đây, người thầy độc đoán hơn. Nhưng sau các cuộc cách mạng ở Nga và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nghệ sĩ lớn đã di cư tới Boston, Washington, New York, hay Los Angeles… vì thế chúng ta được tiếp nhận nhiều quan điểm âm nhạc khác nhau. Đó là thời điểm tôi theo học cô Vengerova; Leschetizky một trong những người bạn thân nhất của tôi thì học với thầy [Rudolf] Serkin [người Czech]; một bạn thân khác của tôi lại học với [Artur] Schnabel [người Áo].

Về sau, khi bắt đầu dạy học, chúng tôi mang theo tất cả những ảnh hưởng đó. Về phần mình, tôi học được từ thầy Horowitz rằng luôn có nhiều cách để chơi cùng một bản nhạc. Horowitz thường bảo tôi không phải cố ép mình chơi theo cách của ông. Và tôi cũng làm như vậy với học trò của mình. Nếu có học trò nào không chơi như cách của tôi, tôi chỉ bảo: “Đó là một cách chơi khác,” chứ không bao giờ bảo “Sai rồi, em phải chơi theo cách của tôi”. Tôi không biết Lang Lang có đồng ý với tôi không - tôi đồ là có - rằng tất cả những học trò tài năng của tôi, trong đó có cậu ấy, không có vẻ gì là học trò của cùng một ông thầy cả.

AT: Còn anh, Lang Lang, anh có thể mô tả trải nghiệm không hay của anh với giáo viên nhạc được không?

LL: Là một người thầy giỏi, thầy Graffman luôn đưa ra góc nhìn toàn diện cho học trò, học trò không bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa cách này hay cách khác bởi không phải chỉ có một cách để chơi nhạc. Nhưng với những giáo viên kém cỏi, họ sẽ nói: “Đây là cách duy nhất, nếu không chơi đúng như vậy, cậu sẽ chẳng có tương lai.” Về cơ bản, đó là cách tư duy hạn chế của người không bao giờ chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

AT: Việc được nhận vào Curtis đối với anh có phải là bước thay đổi lớn về triển vọng của mình trong tương lai?

LL: Thầy Graffman là lý do duy nhất khiến tôi tới học ở Curtis. Tôi gửi video cho thầy vào năm 1996, rồi thầy mời tôi tham gia kỳ thi đầu vào tháng Ba năm 1997. Khi thầy gọi điện báo tin tôi được nhận làm học trò của thầy, đó là một trong những ngày hạnh phúc nhất đời tôi.

AT: Khi anh tới Philadelphia, ấn tượng đầu tiên về thầy Graffman là gì?

LL: Thực ra, tôi ấn tượng nhất là thầy Gary nói tiếng Trung Quốc - tiếng quan thoại - rất thạo. Thậm chí thầy còn nói biết sự khác nhau giữa giọng miền bắc và giọng miền nam.

GG: Không, đừng nói quá! Nhưng tôi quả có biết một chút tiếng Trung.

LL: Điều khiến tôi hào hứng nhất là sau khi học buổi đầu tiên với thầy, ngay trước ngày kiểm tra, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về cách chơi của mình, đặc biệt là ở những bản như Ballade của Chopin hay Sonata Op. 110 của Beethoven… Quan điểm của tôi thay đổi đáng kể. Thầy đã mở rộng tầm mắt cho tôi, qua đó chiếc đàn piano như biến thành cả dàn nhạc. Tôi hiểu ra mình cần nhìn bản nhạc ở góc nhìn rộng hơn. Không đơn thuần chỉ là chơi các nốt nhạc nữa mà còn có nhiều cách thể hiện âm sắc hay ngắt quãng câu nhạc, nhiều điều thú vị hơn hẳn những điều tôi từng học.

Và thầy luôn nói với tôi, “Đây chỉ là một cách chơi”, rằng tôi có thể chọn cách khác. Học trò của thầy mới là người lựa chọn cuối cùng. Điều đó thật tuyệt vời.

GG: Nhưng đó cũng là niềm vinh hạnh cho người thầy khi có học trò hiểu nhanh, ngay cả khi câu nhạc chưa kết thúc, người học trò ấy đã biết cần nhắm vào điều gì.

AT: Vậy điều gì làm nên một học trò giỏi?

LL: Tôi nghĩ, trước hết, học trò cần tôn trọng người thầy của mình. Lòng tin giữa thầy và trò cũng đóng vai trò quan trọng dẫn tới thành công.

AT: “Tôn trọng người thầy” theo anh nghĩa là sao?

LL: Bà biết đấy, Gary là một người thầy tuyệt vời, yêu học trò như con đẻ của mình. Ngoài ra, thầy còn có tài truyền đạt tới học trò. Đôi khi có những giáo viên rất xuất sắc, nhưng họ truyền đạt không dễ hiểu, khiến học trò không nắm được ngay là họ muốn nói gì. Hơn nữa, họ cũng bình thường như bao người khác. Trong cuộc sống luôn có những ngày không dễ chịu, và lúc đó họ đã không kiềm chế được khi lên lớp, như nổi nóng chẳng hạn. Chuyện như vậy luôn xảy ra.

Nhưng tôi cho rằng, là học trò, chúng tôi cần hiểu thầy cô đang cố khơi gợi điều gì, và rằng chúng tôi cần mở rộng các ý tưởng đó. Cơ bản là cần luyện tập thật chăm chỉ để biến những điều thầy cô đã chỉ dạy thành của riêng mình.

AT: Tôi thắc mắc, liệu mối quan hệ giữa giáo viên âm nhạc và học trò dần trở nên năng động và tương tác hơn là phong cách chỉ có ở Mỹ, hay đã thành phổ biến ở nhiều nước khác?

GG: Hồi đầu thế kỷ 20, các giáo viên nhạc tại Nga, Đức, Pháp… thường chỉ sinh sống cố định ở một nơi. Họ cũng chỉ học với những người thầy sống trong cùng một nước. Hẳn nhiên, họ có nghe và học hỏi các nghệ sĩ lưu diễn khác, nhưng phần lớn vẫn theo đuổi các trường phái đặc trưng như Pháp, Đức, Nga… , chủ yếu là Đức và Nga, nhưng rồi rất nhiều trong số họ cùng chuyển đến nước Mỹ.

Bởi vậy, ở Mỹ, ta có thể tiếp cận với nhiều phong cách và trường phái khác nhau, rồi các tài năng lớn xuất hiện khi tuổi còn rất trẻ. Tôi đang nhớ đến trường hợp của nhạc trưởng huyền thoại Leonard Bernstein, người lớn hơn tôi khoảng 10 tuổi. Ông từng học ở Curtis dưới sự chỉ dạy của cô Vengerova. Nhưng ông lại học soạn nhạc và chỉ huy. Và giờ đây xu hướng này đang lan ra khắp nơi trên thế giới. Ý tôi là, những người thầy giỏi nhất - tuy không phải tất cả, nhưng rất nhiều trong số họ - vừa dạy nhạc ở Moscow, St. Petersburg và cả ở Đức hay nhiều nơi khác nữa. Xu thế toàn cầu hóa đã bắt đầu. Thực tế là, một sinh viên tốt nghiệp hồi tháng Năm hôm nay gọi điện cho tôi từ Salzburg để kể rằng cô vừa có buổi trình diễn và ngay lập tức được đón nhận nồng nhiệt. Các giảng viên nhạc ở đó là người Nga, Pháp, Đức. Nhiều, nhiều năm về trước có lẽ đã không có chuyện như vậy.

LL: Tôi chợt nhớ ra một chuyện rất thú vị. Trong buổi hội thảo đầu tiên về piano ở Curtis mà tôi tham gia, có các nghệ sĩ piano khác nhau thuyết trình về những ý tưởng tuyệt vời, và tôi đã chơi bản fantasy của Schumann cho một trong số các giảng viên của Curtis nghe. Chơi xong, khi tôi hỏi ông, tôi chơi vậy có ổn không, ông chỉ nhận xét tôi chơi tốt và ông “chẳng có gì để nói”. Chắc vẻ mặt tôi lúc đó có gì băn khoăn nên dù đã gọi người tiếp theo rồi song ông vẫn giữ tôi lại và bảo: “Khoan đã, tôi có vài gợi ý mà tôi hy vọng cậu sẽ thấy thú vị. Ở chương hai, câu nhạc này, tôi nghĩ cậu nên nhấn mạnh giai điệu ở bè trái hơn. Người chưa nghe cách chơi đó bao giờ có thể sẽ thích cách chơi của cậu.” Tôi đã thắc mắc thầy là ai vậy. Hóa ra đó là thầy Jonathan Biss.

GG: Chúng tôi luôn cố gắng để sinh viên cũng được tham gia thảo luận, trao đổi. Các sinh viên năm đầu thường dè dặt nhưng rồi…

AT: Rồi họ trở nên rất bạo dạn phải không?

GG: À không, họ cố tỏ ra lịch sự, kiểu: “Thầy chơi rất hay đó, nhưng có một số điểm em hoàn toàn không đồng tình.”

AT: Ông có yêu cầu sinh viên nghiên cứu và đọc thêm những tài liệu mà ông cho là phù hợp?

GG: Ồ, chắc chắn rồi. Ví dụ, để hiểu bản Kreisleriana của Schumann, ta cần đọc Kater Murr (Con mèo Growler) của E.T.A. Hoffmann, kể chuyện một nghệ sĩ chỉ huy dàn đồng ca viết nhật ký mỗi đêm, rồi khi anh ta ngủ gục thì con mèo của anh ta viết thay. Mọi sự lộn xộn không ăn khớp ấy đều có ở trong cuốn sách đó.

AT: Tôi nghĩ có lẽ phần lớn mọi người hiểu nhầm rằng theo học tại một nhạc viện thì ta chỉ học nhạc mà thôi. Nhưng rốt cuộc sinh viên phải học vô số điều cần thiết khác ngoài âm nhạc…

LL: Như lịch sử!

AT: Lịch sử và hy vọng là cả văn học.

LL: Văn hóa nữa!

AT: Văn hóa và nghệ thuật, và tất thảy. Tôi cho rằng đó thật sự là một phần quan trọng trong trải nghiệm.

LL: Tôi phải nói rằng tôi học được nhiều về Trung Quốc từ chính thầy Gary. Thầy sống ở phương Tây mà hiểu biết về Trung Quốc nhiều hơn tất thảy mọi người tôi từng biết, thầy sưu tầm rất nhiều thứ về Trung Quốc.

AT: Tôi cũng có nghe nói như vậy.

LL: Thầy còn đưa cho tôi một số bản nhạc cổ truyền Trung Hoa, hàm ý rằng, sao tôi không thử xem qua, biết đâu có bản nhạc nào đó khiến tôi thích thú thì sao. Kết quả là một vài bản nhạc cổ truyền Trung Hoa đã xuất hiện trong album Dragon Songs thu năm 2007 của tôi.

AT: Vâng, tôi phải nói là có cả hai người ở đây là một vinh hạnh lớn. Tôi rất cảm ơn và trân trọng buổi hôm nay.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Người đưa âm nhạc dân tộc lên phím dương cầm



Như cơn cuồng phong đầy đam mê trên những phím dương cầm để kể với thế giới về những giá trị tinh túy của nghệ thuật Việt Nam, từ hầu bóng, tuồng, lửa đến những điệu hát SLi, hát Then của dân tộc Tày - Nùng, nghệ sĩ pi-a-nô Phó An My (trong ảnh) vừa bắt đầu một cuộc hành trình mới.
Tiếp cận âm nhạc bác học và đàn pi-a-nô từ khi còn chưa biết chữ và trong lúc ở độ tuổi “ăn no, ngủ kỹ” thì Phó An My đã kịp thi đỗ vào Trường E.M Phillips Bachs, một trong những trường đào tạo âm nhạc tốt nhất nước Đức khi mới chỉ 13 tuổi. Tưởng rằng như thế tâm hồn sẽ thấm đẫm văn hóa, âm nhạc châu Âu như rất nhiều những nghệ sĩ khác. Nhưng không, "hòa nhập chứ không hòa tan", chất Việt trong dòng máu người nghệ sĩ tuổi Tị (sinh năm 1977) ấy vẫn mạnh mẽ, bùng cháy những thanh âm dân tộc, biến âm nhạc phương Tây thành công cụ cho âm nhạc phương Đông.
Khi Phó An My phiêu diêu trên những phím dương cầm, buông những hợp âm thánh thót và cất giọng tơ ma mị của khúc dân ca “Ngồi tựa mạn thuyền” mới thấy những thiết tha, quấn quyện ám ảnh đến nhường nào. Những tiếng đệm “ư hự, có hơ, ôi hư” của khúc hát điểm thật duyên với dòng thác âm nhạc đang chảy xiết dưới những ngón tay nhấn. Nhưng đó mới chỉ là tiền đề cho một cuộc chơi lớn của người nghệ sĩ sinh ra là để nâng niu những nốt nhạc ấy.
Năm 2011, Phó An My quyết định dùng kiến thức âm nhạc phương Tây được đào tạo để kể với khán giả về những tinh hoa nghệ thuật dân gian Việt Nam như hát chầu văn trong loại hình hầu bóng, tuồng và chèo. Những cuộc đối thoại của Phó An My có tiêu đề độc vận, tưởng như khô khốc nhưng lại gợi bao thắc mắc, tò mò, đẩy chính người nghe phải tự mình dấn thân vào vai người kể chuyện.
Qua “Bóng” năm 2011, “Lửa” năm 2014 và “Gió” năm 2016, Phó An My đã dùng pi-a-nô để đối thoại với những nhạc cụ dân tộc, dùng âm luật của phương Tây để giao hòa cùng các làn điệu dân gian đầy mầu sắc. Có lẽ, chỉ có một tâm hồn đắm đuối với bản sắc “nước non mình” như Phó An My mới dám độc hành để theo đuổi những điều đó. Nhiều người cho rằng, những bộ môn nghệ thuật cổ truyền được hồi sinh và có hơi thở hoàn toàn mới sau những ngón đàn của Phó An My. Táo bạo, lãng mạn nhưng vẫn được kiểm soát bởi kiến thức âm nhạc đầy lý tính, đó là những thanh âm dương cầm mang đầy hơi thở của làn điệu chèo í a hay làn điệu chầu văn mượt mà, day dứt.
Năm 2017, nữ nghệ sĩ Phó An My cùng nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên sẽ cùng khán giả thăng hoa trong những bản độc tấu và hòa tấu các nhạc cụ bám rễ sâu và nở hoa từ âm nhạc cổ truyền. Phương thức sáng tác, biểu diễn mới có thể gọi là “Độc thoại” dân gian được thể hiện bằng ngôn ngữ âm nhạc thính phòng giao hưởng đương đại, mô phỏng như những khoảnh khắc tự ngẫm, tự cảm, tự vấn của người nghệ sĩ bám sâu, bám chắc vào mảnh đất văn hóa cội nguồn của mình.
Chương mới trong âm nhạc của Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên được bắt nguồn từ những xúc cảm trước phong cảnh, đời sống, văn hóa và âm nhạc dân gian của đồng bào Tày - Nùng, có chung cây Tính Tẩu - cây đàn đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Then (Trời), mặc dù mỗi dân tộc, mỗi vùng đều có những nét riêng. Những tác phẩm được liên kết thành một bức tranh hoàn chỉnh dệt nên bởi không gian âm nhạc sáng tạo với biểu cảm thống nhất. Đêm diễn “Độc hành” của Phó An My sẽ tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào đầu tháng 12-2017.
Lựa chọn con đường không phải ai cũng đủ đam mê, dám dấn thân, độc hành và không cần tài trợ, mà chỉ để thỏa mãn niềm đam mê, cặp đôi Phó An My - Đặng Tuệ Nguyên khát khao đưa tình yêu, niềm tự hào về âm nhạc dân tộc truyền thống đến với khán giả, mặc dù vẫn biết con đường mình theo đuổi không hề dễ dàng.
http://nhandan.com.vn

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

HỌC ĐÀN PIANO, HỌC ĐÀN GUITAR, HỌC ĐÀN ORGAN Ở Q BÌNH THẠNH HCM

Âm nhạc là một món ăn tinh thần của chúng ta, nó có sức mạnh kì diệu đến mức khiến nhiều người không thể sống thiếu nó được. Âm nhạc ảnh hưởng đến tâm trạng, đời sống tình cảm và sự đồng cảm vô tận. Mỗi bản nhạc chính là mỗi tiếng nói của trái tim người nghệ sĩ.
Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và chín mươi chín phần trăm mồ hôi”. Việc chơi nhạc cụ cũng vậy, tất cả do luyện tập mà thành chứ không chỉ vì năng khiếu. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại, hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng ngâm nga một giai điệu nào đó. Vậy bạn có muốn tự mình tấu lên những giai điệu tuyệt vời đó không?
HỌC ĐÀN PIANO, HỌC ĐÀN GUITAR, HỌC ĐÀN ORGAN Ở Q BÌNH THẠNH HCM
Âm nhạc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời
Những điều kỳ diệu của âm nhạc.
Hãy tưởng tượng sau mỗi ngày làm việc, học hành căng thẳng, bạn sẽ có những giây phút thư giãn tuyệt vời bên cây đàn guitar hay piano của mình. Những giai điệu êm dịu sẽ giúp xoa dịu những mệt mỏi, lo toan. Việc chơi nhạc cụ thường xuyên sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, điều hòa nhịp tim và huyết áp, khiến bạn sống vui vẻ, thoải mái hơn.
Những người có một tài lẻ nào đó thường tự tin hơn, điều này đã được chứng minh bởi Elizabeth Dotson – Westphalen – một giáo viên âm nhạc và biểu diễn. Không chỉ âm nhạc mà việc bạn thông thạo trong một lĩnh vực nào đó cũng giúp bạn tự tin hơn về bản thân. Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra cảnh bạn chơi đàn trước bao nhiêu ánh mắt ngưỡng mộ chưa?
HỌC ĐÀN PIANO, HỌC ĐÀN GUITAR, HỌC ĐÀN ORGAN Ở Q BÌNH THẠNH HCM
Âm nhạc giúp cuộc sống hạnh phúc hơn
Trẻ em được đào tạo về âm nhạc sẽ giúp phát triển các kỹ năng xã hội. Tất nhiên việc học chơi nhạc cụ cũng không giới hạn với bất kỳ độ tuổi nào. Thậm chí bạn đã bước qua tuổi thanh niên, vẫn không là quá muộn nếu bạn muốn học chơi một nhạc cụ ngay từ bây giờ. Học nhạc cụ giúp bạn gặp gỡ nhiều người hơn, hòa đồng và vui vẻ hơn.
Việc học chơi một loại nhạc cụ, bạn phải sử dụng cả hai bán cầu não, điều này giúp cải thiện trí nhớ. Trẻ được học về âm nhạc từ khi còn nhỏ giúp cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ. Âm nhạc giúp tăng chỉ số IQ và giúp não phát triển tốt hơn.
Khi đã học chơi một nhạc cụ đến một trình độ nhất định, bạn cũng có thể tự “phiêu” những giai điệu của chính mình. Cuộc sống có quá nhiều khuôn mẫu đang ngăn chặn sự sáng tạo của chúng ta. Âm nhạc giúp nâng cao tình cảm và nhận thức, não bộ được kích thích, phát huy sự sáng tạo.
HỌC ĐÀN PIANO, HỌC ĐÀN GUITAR, HỌC ĐÀN ORGAN Ở Q BÌNH THẠNH HCM
Học nhạc cụ giúp trẻ kiên trì, tự tin hơn
Việc học chơi một nhạc cụ là một quá trình liên tục và lâu dài, chính vì thế nó giúp bạn rèn luyện đức tính kiên nhẫn, tỉ mỉ. Điều này giúp bạn sống điềm đạm, bình tĩnh hơn.
Học chơi nhạc cụ đòi hỏi phải luyện tập thường xuyên. Việc dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để tập đàn sẽ giúp phát triển tính kỷ luật trong học tập, công việc.
Âm nhạc có chất lượng đặc biệt giúp mang lại niềm vui, hòa bình và giúp nâng đời sống tinh thần và làm cho cuộc sống thú vị hơn. Việc chơi nhạc cụ thường xuyên sẽ mang lại cho bạn cảm giác vui vẻ, hài lòng.

Lợi ích tuyệt vời của âm nhạc có thể bạn chưa biết

Nếu bạn yêu thích âm nhạc, chứng tỏ bạn đang có một "người đồng hành" cực tốt đó. Charles Darwin từng có lần nói rằng: "Nếu tôi có cơ hội được sống thêm lần nữa, tôi sẽ đưa ra một quy tắc đọc thơ và nghe nhạc ít nhất một tuần một lần". Hay như Albert Einstein tuyên bố: "Nếu tôi không phải là một nhà vật lý, tôi sẽ là một nhạc sĩ". Còn Jimi Hendrix lại coi khái niệm âm nhạc như là "tôn giáo" của mình.
Những lợi ích tuyệt vời của việc nghe nhạc
Tôi luôn cảm thấy ngạc nhiên và thán phục những người có thể vừa hát, vừa đàn ghita. Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường ở phòng hàng giờ liền để nghe nhạc của ca sĩ - nhạc sĩ mà tôi thần tượng. Đến khi lớn lên, tôi luôn bật rock 'n' roll mỗi khi làm việc nhà và xem đó là một điều tuyệt vời - giờ thì tôi đã biết được lý do tại sao lại như vậy.
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc nghe nhạc giúp chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc và cải thiện sức khỏe thể chất một cách đáng kinh ngạc. Nếu được học hoặc đào tạo về âm nhạc không chỉ giúp nâng cao chỉ số IQ mà nó còn mang lại nhiều lợi ích khi chúng ta về già nữa. Dưới đây là 15 lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh của việc nghe nhạc có thể bạn chưa biết.

1. Âm nhạc làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn

"Tôi không hát bởi vì tôi hạnh phúc; tôi hạnh phúc bởi vì tôi hát." - William James
Âm nhạc làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn
Nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bạn nghe bài hát yêu thích, não của bạn sẽ giải phóng dopamine, một dạng dẫn truyền thần kinh. Valorie Salimpoor, một nhà thần kinh học tại trường Đại học McGill, đã tiến hành thử nghiệm trên 8 người yêu thích âm nhạc bằng cách tiêm một chất phóng xạ vào cơ thể họ, sau đó cho nghe bản nhạc mà họ yêu thích. Một máy PET dùng để quét các phản xạ thần kinh cho thấy rằng một lượng lớn dopamine đã được phóng ra, điều này cho thấy rằng họ có những cảm xúc hạnh phúc, thích thú và vui vẻ.
Vì vậy, nếu muốn cải thiện tâm trạng, hãy nghe bản nhạc mà bạn yêu thích trong vòng 15 phút nhé. Đó là tất cả những gì bạn cần để có được tâm trạng thoải mái.

2. Âm nhạc giúp bạn có thêm nhiều động lực

"Nếu nghe nhạc của tôi mọi người sẽ thấy rằng nó là một nguồn động lực lớn dành cho họ, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, hãy tiếp tục bước về phía trước và đừng lùi bước." - Eminem
Âm nhạc giúp bạn có thêm nhiều động lực
Marcelo Bigliassi cùng đồng nghiệp của ông đã nhận ra rằng các vận động viên khi nghe thể loại nhạc có tiết tấu nhanh hoặc chậm sẽ hoàn thành chặng đường 800m nhanh hơn so với các vận động viên nghe nhạc có tiết tấu bình thường hoặc không nghe nhạc. Nếu bạn muốn tham gia vào các hoạt động yêu cầu vận động mạnh thì hãy nghe nhạc để chúng truyền cảm hứng cho bạn nhé!

3. Âm nhạc làm giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe

"Tôi nghĩ âm nhạc cũng chính là một phương thuốc chữa bệnh. Nó được xem như một sự bùng nổ của nhân loại. Nó là một thứ gì đó có thể khiến tất cả chúng ta đều xúc động. Không còn rào cản về văn hóa." - Billy Joel
Âm nhạc làm giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe
Khi nghe những bài hát mà bạn yêu thích có thể làm giảm đi các hoóc-môn gây căng thẳng trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại các triệu chứng gây căng thẳng kéo dài. Đây là một phần phát hiện quan trọng bởi căng thẳng chiếm 60% nguyên nhân gây ra tất cả các bệnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng nếu mọi người tham gia sáng tác bằng các nhạc cụ hay ngồi hát cùng nhau, hệ thống miễn dịch của họ được thúc đẩy mạnh hơn so với việc chỉ ngồi yên lắng nghe.
Để luôn giữ bình tĩnh và giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, hãy bật radio lên, hát theo và rung chân theo từng điệu nhạc để loại bỏ tối đa những bệnh có thể mắc phải.

4. Âm nhạc giúp bạn ngủ ngon hơn

"Âm nhạc gột rửa tất cả bụi bẩn của cuộc sống hàng ngày." - Berthold Auerbach
Âm nhạc giúp bạn ngủ ngon hơn
Hơn 30% người Mỹ thường bị mất ngủ. Một nghiên cứu cho thấy những sinh viên nghe nhạc cổ điển thư giãn trong 45 phút trước khi đi ngủ thường sẽ ngủ ngon hơn so với những người nghe audiobook hoặc không nghe gì cả. Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy thử nghe một chút nhạc Bach hoặc nhạc Mozart trước khi đi ngủ nhé!

5. Âm nhạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

"Âm nhạc là nơi nương náu tâm hồn của tôi. Khi cảm thấy cô đơn, một mình tôi có thể đắm chìm trong đó." - Maya Angelou
Âm nhạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Hơn 350 triệu người trên thế giới mắc bệnh trầm cảm, 90% trong số đó thường bị mất ngủ. Nghiên cứu về giấc ngủ ở trên cho thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm giảm đi đáng kể so với nhóm người thường nghe nhạc cổ điển trước khi đi ngủ, không bao gồm hai nhóm còn lại. Một nghiên cứu khác do Hans Joachim Trappe ở Đức cũng đã chứng minh rằng âm nhạc có lợi đối với những bệnh nhân bị trầm cảm, nhưng còn phụ thuộc vào từng loại nhạc. Nhạc nhẹ và nhạc cổ điển giúp nâng cao tinh thần hơn, còn những loại nhạc kỹ thuật số, nhạc mạnh thường làm giảm tinh thần nhiều hơn.
Thời gian tới, nếu bạn cảm thấy tinh thần đi xuống, hãy thử nghe nhạc cổ điển hoặc ngồi thiền để cải thiện tinh thần.

6. Âm nhạc giúp bạn ăn ít hơn

"Có một mối quan hệ thân thiết giữa ăn uống và âm nhạc." - Thomas Hardy
Âm nhạc giúp bạn ăn ít hơn
Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Georgia cho thấy một không gian có ánh sáng nhẹ cùng âm nhạc trong khi ăn sẽ giúp cho mọi người cảm thấy thoải mái, tiêu thụ ít calo hơn và họ sẽ chú ý vào bữa ăn của mình nhiều hơn. Còn nếu bạn đang tìm cách kiềm chế sự thèm ăn của mình, hãy thử giảm ánh sáng đi và nghe một bản nhạc nhẹ cho bữa ăn của mình xem sao.

7. Âm nhạc giúp bạn tỉnh táo khi lái xe

"Tôi thích ngồi một mình trong xe nghe nhạc lúc trời mưa. Hát những bài hát mà tôi yêu thích." - Alison Krauss
Âm nhạc giúp bạn tỉnh táo khi lái xe
Một nghiên cứu ở Hà Lan cho rằng nghe nhạc khi lái xe có ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của bạn, nó giúp bạn cảm thấy an toàn hơn khi không nghe nhạc. Lần sau, nếu bạn cảm thấy lo lắng khi tham gia giao thông, hãy bật vài giai điệu lên để cải thiện tình hình nhé. Nghe nhạc sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình lái xe của bạn mà còn giúp bạnlái xe an toàn hơn đấy.

8. Âm nhạc giúp tăng khả năng học tập và ghi nhớ

"Âm nhạc là ngôn ngữ của trí nhớ." - Jodi Picoult
Âm nhạc giúp tăng khả năng học tập và ghi nhớ
Các nhà nghiên cứu cho thấy âm nhạc giúp bạn học tập và nhớ thông tin tốt hơn, nhưng còn phụ thuộc vào việc bạn đam mê âm nhạc đến mức độ nào hoặc bạn có phải là một nhạc sĩ hay không. Việc ghi nhớ các nhân vật Nhật Bản trong khi nghe nhạc dường như có ảnh hưởng tích cực hoặc vừa phải. Kết quả cho thấy những người tham gia nghiên cứu là những nhạc sĩ học tốt hơn với các thể loại nhạc bình thường và kết quả thử nghiệm tốt hơn khi bạn được nghe thể loại mà mình yêu thích. Bên cạnh đó, với những người không phải là nhạc sĩ, họ thường học tốt hơn khi nghe âm nhạc.
Hãy ghi nhớ những kết quả này nhé! Bây giờ, bạn đã có một chiến lược học tập hiệu quả hơn để làm tốt các bài kiểm tra tiếp theo rồi đó.

9. Âm nhạc giúp bệnh nhân thư giãn trước/sau phẫu thuật

"Hát để tai họa sợ hãi mà tránh xa mình." - Miguel de Cervantes
Âm nhạc giúp bệnh nhân thư giãn trước/sau phẫu thuật
Các nhà khoa học đã nhận ra rằng việc nghe nhạc trước khi phẫu thuật giúp bệnh nhân giảm lo lắng. Thực tế, nó thậm chí còn hiệu quả hơn việc uống Midazolam, một loại thuốc an thần được tiêm cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật, nhưng thuốc này lại có tác dụng phụ như ho và buồn nôn. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy việc nghe nhạc nhẹ trong thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường sau khi phẫu thuật tim giúp tăng thư giãn cho bệnh nhân.
Trên thế giới, có 234 triệu ca phẫu thuật lớn được thực hiện mỗi năm. Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết chuẩn bị phải làm phẫu thuật, hãy thử nghe một giai điệu nhạc nhẹ giúp họ bớt lo lắng. Nó sẽ có tác dụng tốt hơn và chắc chắn không có tác dụng phụ như các loại thuốc an thần.

10. Âm nhạc làm giảm đau

"Một điều rất hay về âm nhạc đó là khi gặp sự cố, nó có thể làm giảm bớt đau đớn" - Bob Marely
Âm nhạc làm giảm đau
Một nghiên cứu tại trường Đại học Drexel ở Philadelphia cho thấy rằng các liệu pháp chữa trị bằng âm nhạc có tác dụng tốt hơn các biện pháp thông thường với các bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng cho thấy âm nhạc như một "liều thuốc giảm đau" với các bệnh nhân hồi sức cấp cứu và bệnh nhân lớn tuổi, nhưng cũng tùy vào loại nhạc mà họ nghe như nhạc nhẹ, nhạc cổ điển hay các bản nhạc mà bệnh nhân thích chẳng hạn.
Bob Marely đã đúng về điều này - nghe nhạc mà bạn thích có thể giúp giảm đau hiệu quả.

11. Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ của các bệnh nhân Alzheimer

"Không có cách nào có thể khôi phục được quá khứ đã bị lãng quên. Nhưng âm nhạc có thể tìm lại được cảm giác đó." - Oliver Sacks
Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ của các bệnh nhân Alzheimer
Một tổ chức phi lợi nhuận có tên gọi Music & Memory đã giúp những người bị mắc bệnh Alzheimer và bệnh Dementias (sa sút trí nhớ), những bệnh liên quan đến tuổi già, nhớ lại bằng cách cho họ nghe các bài hát mà họ yêu thích. Việc nhớ lại quá khứ thường gây xúc động mạnh. Ví dụ như sau khi Henry nghe được thể loại nhạc từ thời của ông, ông ngồi trên xe lăn và mất toàn bộ trí nhớ chỉ có thể nói được tên bài hát là Cab Colorway và hồi tưởng lại cuộc sống hạnh phúc của mình.
Tiến sĩ Laura Mosqueda, Giám đốc của Geriatrics tại trường Đại học California, Trường Y khoa Irvine đã giải thích rằng âm nhạc ảnh hưởng đến rất nhiều khu vực của não bộ, nó gây kích thích kéo dài mà vẫn giúp cơ thể khỏe mạnh.
Để kết nối được với những người mắc phải bệnh mất trí nhớ có liên quan đến bệnh tuổi già, bạn nên cho họ nghe các bài hát mà họ yêu thích.

12. Âm nhạc giúp các bệnh nhân đột quỵ hồi phục

"Tôi biết tại sao những con chim trong lồng lại hát." - Maya Angelou
Âm nhạc giúp các bệnh nhân đột quỵ hồi phục
Nghiên cứu tại trường Đại học Helsinki cho thấy bệnh nhân đột quỵ khi nghe những thể loại nhạc mà họ yêu thích trong hai giờ một ngày sẽ cải thiện đáng kể sự phục hồi chức năng nhận thức so với những người chỉ nghe đọc sách hoặc không nghe gì cả. Hầu hết các bản nhạc chứa lời bài hát, trong đó cho thấy nó là sự kết hợp của âm nhạc và tiếng nói, củng cố khả năng thính giác và lời nói của bệnh nhân.
Đột quỵ đứng thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ. Nếu bạn biết ai đó đã bị một cơn đột quỵ thì hãy cho họ nghe những bài hát mà họ yêu thích càng sớm càng tốt để có thể tăng đáng kể khả năng phục hồi sức khoẻ của họ.

13. Âm nhạc làm tăng tính sáng tạo trong lời nói

"Âm nhạc là linh hồn của ngôn từ trong tâm trí." - Modest Mouse
Âm nhạc làm tăng tính sáng tạo trong lời nói
Sau một tháng học nhạc (theo nhịp điệu, giai điệu và giọng nói), một nghiên cứu tại trường Đại học York cho thấy rằng 90% trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 6 có một sự gia tăng đáng kể về sự sáng tạo trong cách nói chuyện. Nhà nghiên cứu Sylvain Moreno cho rằng việc đào tạo âm nhạc đã có một "hiệu ứng chuyển giao" đó là việc tăng cường khả năng của trẻ để chúng hiểu được lời nói và giải thích ý nghĩa của lời nói đó. Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ trưởng thành và trẻ em được đào tạo âm nhạc có khả năng vượt trội hơn so với những người không được đào tạo âm nhạc qua các bài kiểm tra trí nhớ.
Vấn đề không phải bạn là người lớn hay trẻ em, nếu muốn thúc đẩy kỹ năng nói của mình, hãy thử các bài học âm nhạc nhé!

14. Âm nhạc giúp tăng chỉ số IQ và khả năng diễn xuất

"Âm nhạc có thể làm thay đổi thế giới bởi nó có thể làm thay đổi con người." - Bono
Âm nhạc giúp tăng chỉ số IQ và khả năng diễn xuất
Nghiên cứu cho thấy rằng các bài học âm nhạc sẽ giúp kết quả học tập có thành tích cao và tăng chỉ số IQ ở trẻ nhỏ. Trong một nghiên cứu tiến hành, với nhóm nhỏ trẻ em từ 6 tuổi, gồm có một nhóm đánh máy và một nhóm hát trong 36 tuần đã có sự gia tăng đáng kể chỉ số IQ và kết quả kiểm tra tiêu chuẩn hóa giáo dục thì chỉ quên một trong hai bài học kịch hoặc không còn bài để học. Kết quả cho thấy nhóm hát đã làm tốt hơn nhóm đánh máy.
Để giúp con bạn có thể đạt được thành tích học tập xuất sắc, hãy khuyến khích chúng hát hoặc học chơi một loại nhạc cụ nào đó.

15. Âm nhạc giúp não bộ khỏe mạnh dù đã lớn tuổi

"Âm nhạc thực sự là hơi thở của cuộc sống. Chúng tôi ăn để không bị chết đói. Chúng ta hát để có thể biết mình vẫn sống." - Yasmina Khadra
Âm nhạc giúp não bộ khỏe mạnh dù đã lớn tuổi
Một nghiên cứu tiến hành với nhóm người lớn tuổi khỏe mạnh cho thấy rằng những người có hơn 10 năm hoặc nhiều năm kinh nghiệm về âm nhạc đạt điểm cao hơn trong một bài kiểm tra nhận thức so với nhạc sĩ có 1 năm hoặc 9 năm kinh nghiệm nghiên cứu âm nhạc. Còn những người không phải là nhạc sĩ đạt điểm số rất thấp. "Khi nghiên cứu một nhạc cụ đòi hỏi nhiều năm thực hành và học tập, nó có thể tạo ra các kết nối thay thế trong não mà có thể bù đắp cho sự suy giảm nhận thức khi chúng ta già đi," nhà nghiên cứu Brenda Hanna - Pladdy nói.
Ông trùm kinh doanh Warren Buffet vẫn minh mẫn ở độ tuổi 84 bằng cách chơi Ukulele. Không bao giờ là quá muộn để chơi một nhạc cụ để giữ não bộ của bạn khỏe mạnh.
Plato đã đúng khi nói: "Âm nhạc và nhịp điệu tìm đường vào nơi bí mật của tâm hồn. Không cần biết bạn còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau ốm, vui hay buồn, âm nhạc đều có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn bằng nhiều cách. Nó làm giảm căng thẳng, lo lắng, giải tỏa tâm trạng, tăng cường sức khỏe, giúp bạn ngủ ngon hơn, làm giảm bớt nỗi đau của bạn và thậm chí còn làm cho bạn thông minh hơn".
Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng: "Âm nhạc có thể truyền đạt cảm xúc của con người, cơ bản nó không phân biệt nền văn hóa và dân tộc của người nghe". Chúng tôi chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về tất cả những gì mà loại "ngôn ngữ" này thể hiện trên thế giới. Thay vì cắt kinh phí cho các chương trình âm nhạc và nghệ thuật trong các trường học, tại sao chúng ta không đầu tư vào việc khám phá tất cả những nơi bí mật mà âm nhạc có thể chạm đến để có thể tiếp tục gặt hái những lợi ích tuyệt vời của nó?
Sưu tầm

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618