Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Thú chơi đàn ghi-ta cũ

Trao đổi về sở thích chơi đàn ghi-ta cổ tại Trung tâm Nhạc cụ Sông Mơ (quận 10).
Vài năm trở lại đây, việc săn tìm đàn cũ sản xuất từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước đã trở thành thú vui tiêu khiển của nhiều người yêu nhạc ở Sài Gòn, nhất là giới trẻ.
Đàn ghi-ta được xem là loại nhạc cụ được giới trẻ yêu thích, tìm học và chơi nhiều nhất. Không chỉ dừng lại ở việc chơi cho vui, các bạn trẻ còn góp phần đưa ghi-ta trở thành một phong trào âm nhạc phát triển sôi nổi, phổ biến trong cộng đồng. Bên cạnh đó, từ việc chơi đàn, nhiều bạn trẻ còn có thú vui săn tìm những chiếc ghi-ta cũ.
Dạo một vòng các tiệm đàn cũ, lúc nào cũng thấy có người đến tìm mua. Phần lớn người mua đàn cũ là sinh viên, công chức trẻ, những người yêu nhạc và chơi nhạc. Việc mua bán rất cởi mở, vui vẻ, như một thú vui, chứ không nặng về thương mại như khi mua đàn mới ở các cửa hàng lớn, đắt đỏ. Tại tiệm sửa đàn Ðại Dương (quận 3), hầu như lúc nào cũng có khách đến sửa đàn cũ. Một cây đàn mới mua ở cửa hàng giá 16 triệu đồng, chỉ dùng mấy tháng, giờ bán lại sáu triệu đồng mà không ai mua vì một điểm là tiếng nông quá. Trong khi đó, những cây đàn cũ được đóng lại phím để dùng, nâng cấp âm thanh để phù hợp hơn, lại trở thành "mốt". Nhiều nghệ sĩ tới tiệm đàn này để sửa đàn cho biết, phần lớn giới làm nghề chuyên nghiệp tại thành phố hiện nay đều ưa thích sử dụng những cây đàn cũ của các thương hiệu lớn hơn là mua đàn mới.
Sở dĩ việc mua bán đàn cũ nở rộ một phần còn do sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc mở một trang fanpage bán đàn cũ trên mạng rất dễ dàng và có thể thu hút dăm bảy nghìn thành viên chỉ trong vài tuần. Trần Văn Hân - Trung tâm Nhạc cụ Sông Mơ (quận 10) thổ lộ: "Sau khi tốt nghiệp Học viện âm nhạc Huế, mình thuê mặt bằng đường lớn ở quận Bình Thạnh để kinh doanh đàn, tuy nhiên, do chi phí cao, đường phố ồn ào không phù hợp với giới chơi nhạc cổ điển, cửa hàng vắng hoe". Rút kinh nghiệm cùng với phong trào sưu tầm đàn cũ đang nổi lên, Hân quyết định thay đổi "chiến thuật" bằng việc thuê mặt bằng trong hẻm, lập fanpage giới thiệu nhiều clip quay cảnh dạy nhạc, giới thiệu những chiếc đàn cũ có thương hiệu trên in-tơ-nét. Lập tức, anh thu hút được khá nhiều học trò đủ mọi lứa tuổi đến học nhạc và trao đổi với nhau về âm nhạc. Hiện tại, trung tâm của Hân luôn có gần cả trăm cây đàn cũ có xuất xứ Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc với giá cả phù hợp cho người mới học nhạc. Hân cho biết: "Thật sự thì đàn cũ của các thương hiệu lớn vẫn có âm thanh đẹp vượt trội so với không ít cây đàn mới làm thời nay, giá cả lại hợp lý, cho nên học trò thích dùng hơn".
Hàng chục trang mua bán trao đổi đàn cũ trên in-tơ-nét liên tục được cập nhật, giá cả khá "mềm" do người bán không phải tốn phí thuê mặt bằng. Người mua đàn cũng dễ dàng xem hình ảnh các cây đàn, đồng thời có thể trao đổi, mặc cả thoải mái, trước khi đích thân đi thử đàn. Ðiều đáng nói là, phần lớn người mua bán đàn cũ đều khá trẻ, tuổi dưới 30, nhiều người là sinh viên. Trần Văn Khôi - sinh viên Trường ÐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, phụ trách giao đàn cũ cho một tiệm đàn cũ ở quận Tân Bình, nói: "Mình rất yêu âm nhạc và cũng thường chơi nhạc cùng các bạn ở quán cà-phê. Công việc liên quan đến nhạc cụ khiến mình thích thú và mình vẫn có thể tiếp tục theo học ở trường đại học".
Thú chơi đàn cũ của các bạn trẻ TP Hồ Chí Minh, hiện cũng thu hút cả khách du lịch và nghệ sĩ nước ngoài khi họ tìm đến các tiệm đàn cũ, các kho đàn cũ ở thành phố ngày càng nhiều.
http://nhandan.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618