Chào Mừng Bạn Đến Với "Trung Tâm Đào Tạo Âm Nhạc & Nghệ Thuật Hoàng Gia" Điểm đến của mọi người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật, nơi đào tạo và huấn luyện những tài năng nhí phát triển nghệ thuật và âm nhạc - Hotline : 0902641618

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Có cần thiết phải học nhạc lý khi tập đàn Organ không ?

Học nhạc lý có lẽ là phần "khó nhằn" nhất khi bạn tập chơi đàn Organ. Vì khó nên nhiều bạn có thắc mắc: "Tại sao phải học nhac lý?" ; " Không học nhạc lý có đánh được đàn Organ không?";

"Có ai chơi đàn Organ giỏi mà không biết nhạc lý không?"; "Học nhạc lý tốt là sẽ đọc nhạc được đúng không?".... Để giải đáp những thắc mắc này, Hãy cùng chúng tôi xem câu trả lời là gì nhé.

Trước tiên: Học nhạc lý hay học lý thuyết âm nhạc chính là cách để bạn tiếp cận nhanh nhất với kiến thức căn bản, nó còn bao gồm tất cả những kỹ năng thực hành cao cấp như: hòa âm, đối âm, phối dàn nhạc, lý luận âm nhạc... Lý thuyết âm nhạc là gốc rễ để phát triển tài năng và tạo nên sự khác biệt đầy thẩm mỹ cho người soạn nhạc, người chỉ huy hoặc người biểu diễn.
Học nhạc lý cũng giống như học đọc chữ trên văn bản. Bạn không cần biết chữ nhưng bạn vẫn có thể nói được cũng giống như nhiều bạn không cần học lý thuyết âm nhạc mà vẫn chơi đàn được. Tuy nhiên, nếu không biết chữ bạn sẽ chỉ có thể nghe người khác hát và hát lại, bạn không thể biết chính xác bài hát ấy đúng hay sai so với văn bản gốc, cần luyến láy ở chỗ nào, cần nhả chữ chính xác ở đâu... Đây chính là điểm mấu chốt của việc học lý thuyết âm nhạc. Học lý thuyết âm nhạc vững sẽ giúp bạn đọc bản nhạc tốt như đọc một cuốn sách.

Bạn có thể dựa vào những trường hợp chúng tôi nêu sau đây để biết mình có nên học cách đọc nhạc không nhé: 
  •     Học đàn Organ để giải trí: Nếu mục tiêu của bạn khi học đàn Organ chỉ đơn thuần là sở thích và để giải trí, bạn muốn chơi được bài hát này bài hát kia và đệm hát cho người khác. Câu trả lời cho bạn là: Không, bạn không cần học đọc nhạc, và chả có gì sai trong quyết định của bạn cả.
  •     Học đàn Organ để chơi trong một nhóm nhạc, biểu diễn: Nếu bạn muốn chơi/hát trong một nhóm nhạc, chơi/hát lại những bản nhạc của ai đó để biểu diễn với nhau cho vui. Thì câu trả lời là: Tuỳ bạn, không bắt buộc bạn phải học đọc nhạc, nhưng khuyến khích bạn nên tìm hiểu để có một ngôn ngữ chung khi cùng nhau chơi nhạc, tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược không thống nhất.
  •     Đã định hình rõ hướng đi và phong cách chơi: Nếu bạn định chơi nhạc có phong cách, nghĩa là học classic, jazz v.v. thì bạn nên nghĩ đến việc sớm trang bị khả năng đọc nhạc cho mình.
  •     Nếu bạn chơi cho band nhạc một cách nghiêm túc, nghĩa là biểu diễn ở đâu đó, cưới hỏi ma chay, hội diễn văn nghệ, phòng thu âm v.v. Bạn nên sẵn sàng cho việc ai đó sẽ đặt một bản nhạc trước mặt bạn và yêu cầu bạn chơi/hát theo đó.
  •     Nếu bạn muốn gắn bó sự nghiệp với âm nhạc, bạn muốn học hỏi về âm nhạc, sáng tác nhạc, trở thành ca sĩ, nhạc công chuyên nghiệp v.v. thì không còn gì phải nói.
Mỗi viên gạch có nhiệm vụ mang một ít cảm xúc tới người nghe, khi đã chơi hoàn thiện cả bài, cảm xúc chung cuộc còn đọng lại không phải là từng viên gạch có đặc điểm như thế nào mà tổng thể bài hát đó đã gây ra ấn tượng gì.  Nói tóm lại, bạn không cần phải biết đọc nhạc để chơi nhạc, nhưng thử tưởng tượng một bài hát được xếp bằng các nhịp điệu không nhất thống và hoàn toàn không có ý đồ thì cũng giống như ngôi nhà được xây lên bằng các viên gạch không đồng đều, chỗ to chỗ nhỏ, chỗ dày chỗ mỏng. Không chỉ khó xây mà còn rất xấu!


Tiến Đạt 
Ảnh: Interne

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618