Tập đàn Organ bao lâu thì chơi được ?
Tập Organ có khó không và sau bao lâu thì chơi được ?
Bên cạnh đàn Piano - "vua của các loại nhạc cụ", đàn Organ cũng chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần và âm nhạc của mọi người. Gía thành rẻ hơn, dễ tập hơn và phổ biến hơn nên đàn Organ được bán khá nhiều trên thị trường hiện nay. Việc sắm cho mình một cây đàn Organ để giải trí không còn là điều khó, tuy nhiên học bao lâu thì chơi được là câu hỏi của đa số người mới tập đàn (nhất là các bậc phụ huynh đang tìm hiểu loại nhạc cụ phù hợp với trẻ).
Thứ nhất: 18 tuổi tập đàn Organ có muộn không ?
Câu trả lời là KHÔNG MUỘN. Bởi đam mê và yêu thích âm nhạc thì không bao giờ là muộn. Trên thực tế độ tuổi phù hợp nhất để trẻ làm quen với đàn Organ là 3 tuổi. Thời điểm vàng để trẻ học tập đàn Organ là từ 6 - 8 tuổi. Nhưng có rất nhiều gia đình không có đủ điều kiện để cho con tập đàn Organ từ bé, đây là thiệt thòi lớn cho các bạn đam mê loại nhạc cụ này.
Bạn 18 tuổi, đã qua thời gian "vàng" để bắt đầu tập đàn Organ như trẻ em, tuy nhiên 18 tuổi không phải là độ tuổi mà bạn không còn cơ hội bắt đầu với loại nhạc cụ sôi động như đàn Organ. Bạn có thể bắt đầu tập đàn Organ dễ dàng ở lứa tuổi này, chỉ cần bạn có đủ đam mê và đầu tư thời gian tập luyện hàng ngày. Bạn sẽ làm được.
Thứ 2: Học đàn Organ có khó không ?
Câu hỏi này rất khó để trả lời bạn cho chính xác. Cũng giống như khi đi học cấp 3 bạn hỏi người A học Toán có khó không ? Người A bảo "không khó" nhưng cũng với câu hỏi này cho người B thì câu trả lời bạn nhận được có thể là "rất khó". Học đàn Organ có khó không? Câu trả lời phụ thuộc vào chính bạn.
- Bạn có yêu thích và đam mê môn học này không ?
- Bạn có chịu khó đầu tư thời gian tập luyện hàng ngày không ?
- Người hướng dẫn bạn là ai? Bạn học tại trung tâm ? học từ bạn bè hay bạn tự học tại nhà ? ......
Dù lựa chọn của bạn là gì thì học đàn Organ với niềm hứng thú say mê - Đó là yếu tố quyết định quan trọng cho sự thành công của bạn.
Hãy tìm tòi sáng tạo với cây đàn Organ điện tử - kết tinh của những thành tựu khoa học tiên tiến mà lịch sử phát triển nhạc cụ từ xưa đến nay chưa từng có. Trên một cây đàn thông dụng đã có hàng trăm âm sắc của các loại nhạc cụ trên thế giới và hàng trăm tiết nhịp của mọi dân tộc ở mọi miền để bạn khám phá và trải nghiệm. Chỉ cần bạn yêu thích,thái độ học nghiêm túc, chịu khó đầu tư thời gian thì học đàn Organ, học đàn Piano , học đàn Guitar hay học bất kỳ loại nhạc cụ nào cũng không hề khó .
Chú ý khi tập đàn Organ:
- Cần đúng tư thế khi chơi đàn từ chân, ngón, tay, bàn tay, ngón tay, ngón bấm phải đúng như chỉ dẫn không làm tùy tiện.
- Tập từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh.
- Tạo được niềm hứng thú say mê.
- Học mỗi đợt 45 phút, giải lao 15 phút rồi hãy học tiếp.
Mỗi giáo án hàng ngày lên lớp nên có nhiều phần song song như hệ thống Gam, bài luyện kỹ thuật, bài kỹ thuật, tác phẩm... Nhất là thời gian sau vỡ lòng từ 3-6 tháng. Mỗi khi luyện tập mỗi kỹ thuật hoặc tác phẩm mới, hoc viên phải chia thời gian làm 2 quá trình học đàn Organ.
- a. Luyện tập thì tấu từng bè (hoặc sau này đã giỏi thì luyện tập thị tấu 2 bè) 2-3 lần.
- b. Luyện kỹ năng chi tiết, chia nhỏ từng đoạn của tác phẩm để luyện trí nhớ âm nhạc, sau đó nối tiếp các câu trước đã học lại một cách liên tục từ chậm đến nhanh.
Các bạn hãy tìm hiểu và sáng tạo trong bài học của mình. Sách vở và bản nhạc chỉ tạo cho người sử dụng những yếu tố cơ bản. Còn mỗi giáo viên mỗi học viên hoc dan organ cần sáng tạo thêm một bước mới dựa vào bài học và tác phẩm thật sinh động, có hồn theo cách của mỗi người.
- Nếu bạn đã mua đàn Organ và đang tìm thầy dạy nhạc riêng thì đây chính là bước đệm thuận lợi ban đầu cho bạn phát triển. Nếu tập để "chơi được" theo nghĩa đánh trọn vẹn một vài bài thì cần thời gian là 1 - 2 tháng (với điều kiện bạn phải thật chăm chỉ).
- Nếu mục đích tập Organ chỉ để đi biểu diễn, chạy Show nhỏ hoặc chơi đám cưới thì cần thời gian tập luyện khoảng 4 tháng - 1 năm (chơi tạm ổn). Để chơi tốt hơn thì cần học hỏi nhiều hơn.
- Nếu mục đích tập của bạn là chơi chuyên nghiệp hoặc học lên Piano thì không có mốc chính xác bao giờ là đủ thời gian. Bởi những người chơi chuyên nghiệp họ cố gắng tập luyện, tìm tòi để phát triển, càng học càng thiếu, càng tìm càng ham.
Yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến ở đây chính là: NĂNG KHIẾU. Vẫn biết thành công hay không là do cần cù và chịu khó học hỏi, nhưng năng khiếu cũng là một phần nhỏ giúp bạn thành công nhanh hơn. Nếu bạn có năng khiếu thì thời gian học sẽ nhanh hơn các bạn còn lại một chút. Nếu chậm hơn, chỉ cần bạn cố gắng và đam mê thì chắc chắn sẽ đi đến đích mà bạn muốn đạt được. Chúc bạn thành công.
Yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến ở đây chính là: NĂNG KHIẾU. Vẫn biết thành công hay không là do cần cù và chịu khó học hỏi, nhưng năng khiếu cũng là một phần nhỏ giúp bạn thành công nhanh hơn. Nếu bạn có năng khiếu thì thời gian học sẽ nhanh hơn các bạn còn lại một chút. Nếu chậm hơn, chỉ cần bạn cố gắng và đam mê thì chắc chắn sẽ đi đến đích mà bạn muốn đạt được. Chúc bạn thành công.
Bé chơi đàn Organ Yamha PSR 530 - "Con đường tình yêu" (Còn sai nhưng rất đáng hoan nghênh)
Tiến Đạt
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét