1. Khái niệm
Hình thức âm nhạc là tên gọi của quá trình xây dựng tác phẩm âm nhạc. Hình thức được xác định bởi nội dung của từng tác phẩm, hình thức đó được hình thành trong sự thống nhất với nội dung và đặc trưng của nó là mối quan hệ tương hỗ giữa tất cả các thành tố âm thanh riêng biệt được phân bố, lặp lại theo thời gian.
Mỗi tác phẩm âm nhạc luôn có một hình thức riêng và mang tính đặc thù, nhưng các quy luật tạo nên hình thức âm nhạc lại khá hạn chế, vì thế nhiều tác phẩm âm nhạc sẽ có đặc điểm chung về hình thức. Điều này cho phép ta có thể xác định được những dạng hình thức, xây dựng được những sơ đồ cấu trúc chung của các tác phẩm âm nhạc. Những sơ đồ đó khá phổ biến bởi tính uyển chuyển và hợp lý của chúng, và ít nhiều cũng phải phù hợp với quy luật thẩm mỹ chung của tính thống nhất trong từng cái riêng biệt.
Hình thức tồn tại trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, quy luật xây dựng hình thức của mỗi loại hình nghệ thuật lại khác nhau.
Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh. Các nhân tố âm thanh được phát triển nối tiếp nhau, lần lượt đi vào nhận thức thông qua tai nghe, thông qua sự tiếp nhận của mỗi người. Và như vậy, hình thức âm nhạc là một quá trình phát triển, biến đổi liên tục theo thời gian với các mức độ khác nhau.
2. Sự phân chia trong hình thức
2.1. Ngắt, lấy hơi và các dấu hiệu của nó
Hình thức âm nhạc là sự thống nhất, hoàn thiện, nhưng bên trong sự thống nhất ấy lại bao gồm những thành phần khác nhau, chúng được giới hạn bởi ý đồ nghệ thuật. Mối tương quan của các thành phần này cũng giống như sự phân chia trong văn học. Những bộ phận lớn của hình thức có thể so sánh với các chương của tác phẩm văn học, nhỏ hơn là các đoạn, các câu với độ dài ngắn khác nhau và thậm chí là từng từ.
Thời điểm phân chia các thành phần trong hình thức nói trên được gọi là ngắt. Sự thể hiện của ngắt trong hình thức rất đa dạng, ta có thể nhận thấy một số dấu hiệu cơ bản của chúng như sau:
- Dấu lặng:
Vd. 1: Tchaikovsky, Sym. N.6 – I
Ngoài ba dấu hiệu cơ bản nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu khác của ngắt, chẳng hạn như khi có sự thay đổi về âm vực, sắc thái, âm lượng, v.v. Dấu ngắt được thể hiện rõ hơn khi ở bè chính của tác phẩm âm nhạc.
2.2. Những nhân tố chính trong âm nhạc
Những nhân tố cơ bản, có ý nghĩa nhất trong sự hình thành hình thức âm nhạc có thể kể đến là: giai điệu, hoà âm vàtiết tấu cùng mối tương hỗ giữa chúng. Trong chương trình học âm nhạc, các vấn đề trên được đề cập trong các môn học như “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, “Hoà âm”. Ở đây, chúng ta sẽ nhìn nhận chúng dưới góc độ của môn Hình thức âm nhạc.
2.2.1. Giai điệu âm nhạc
Giai điệu là tư duy âm nhạc được biểu hiện bằng một bè, là yếu tố quan trọng nhất trong âm nhạc. Giai điệu được hình thành từ sự kết hợp những âm có cao độ giống và khác nhau, nối tiếp theo một tiết tấu nào đó. Giai điệu phải thể hiện được một nội dung, một hình tượng âm nhạc và nội dung, hình tượng ấy phải nhận được sự đồng cảm của người nghe.
Giai điệu có những đặc điểm riêng của nó. Trước hết là hướng đi của giai điệu, ta thấy chúng luôn được thể hiện theo hình lượn sóng. Sự chuyển động này của giai điệu giúp cho mạch đập âm nhạc diễn ra liên tục, không đơn điệu, tạo điều kiện cho việc khắc họa hình tượng âm nhạc rõ nét hơn, đồng thời giúp cho sự tiếp nhận của người nghe được thuận lợi hơn.
Cường độ của giai điệu phụ thuộc vào hướng đi của giai điệu. Khi giai điệu đi lên, cường độ thường lớn dần (crescendo), khi giai điệu đi xuống cường độ thường giảm dần (diminuendo).
Vd. 4:
Tchaikovsky, Opera “The Queen of Spades” (Con đầm bích)
Andante mosso
Sự phát triển của giai điệu sẽ dẫn đến cao trào âm nhạc, nốt cao nhất của cao trào được gọi là đỉnh điểm của cao trào. Đây là nơi thể hiện sự căng thẳng, đặc biệt nhất của tác phẩm, và như vậy mỗi một hình thức đều có một cao trào âm nhạc riêng.
Trong sự luân chuyển của giai điệu, chúng ta còn gặp một dạng khác nữa của giai điệu, đó là “giai điệu ẩn”. Đặc điểm của “giai điệu ẩn” là sự nối tiếp các nốt trong tiến hành giai điệu xảy ra không được liên tục. Nếu giai điệu như đã xét ở trên là một nét liền, thì “giai điệu ẩn” có thể được xem là những nét đứt, rời, không liên tục:
2.2.2. Chủ đề âm nhạc
Chủ đề âm nhạc là thành phần thể hiện tư tưởng chủ đạo, cốt lõi của một tác phẩm âm nhạc hoặc các phần của tác phẩm ấy. Chủ đề có thể biểu hiện theo các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng hình thức và thể loại âm nhạc.
Trong những trường hợp đơn giản, chủ đề có thể là một giai điệu hoặc một phần của giai điệu, nếu như giai điệu hoặc phần giai điệu ấy chứa đựng những nét đặc trưng và mang tính quy luật của tác phẩm. Nét đặc trưng và tính quy luật này có thể được biểu hiện qua cách sử dụng quãng, âm hình tiết tấu. Và như vậy, chủ đề âm nhạc luôn súc tích, ngắn gọn và bền vững.
Trong những trường hợp phức tạp hơn, chủ đề là sự kết hợp của tất cả các yếu tố như tiết tấu, hoà âm, âm sắc, cách cấu tạo... trong một cấu trúc hình thức nào đó.
2.2.3. Hòa âm
Hòa âm là nghệ thuật kết hợp các âm thành những hợp âm và những hợp âm này nối tiếp nhau trong mối tương quan theo chiều dọc, chiều ngang. Hòa âm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm âm nhạc. Nói đến hòa âm là nói đến công năng và màu sắc của chúng trong việc hình thành và phát triển hình thức âm nhạc.
Trong lĩnh vực chức năng hợp âm, hòa âm biểu hiện ở mối tương quan giữa hợp âm chủ với các hợp âm khác trong một trung tâm điệu tính. Hợp âm chủ luôn ở trạng thái bình ổn và bền vững, còn các hợp âm khác trong điệu tính mang tính chất không ổn định. Sự không ổn định của các hợp âm này được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Những hợp âm không ổn định tạo nên sự căng thẳng và chúng sẽ được giải quyết về hướng hợp âm chủ - ổn định (theo nguyên mẫu - kết T – S – D – T)
Để phát triển hình thức ở mức độ lớn hơn (đôi khi cả với những hình thức nhỏ), nếu chỉ sử dụng một điệu tính cho cả một phần lớn trong hình thức thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của âm nhạc. Do đó, người ta phải sử dụng thủ pháp chuyển điệu để tạo nên những sự căng thẳng, tương phản, những màu sắc mới. Điều này đã tạo cơ sở cho việc so sánh giọng điệu. Khi đó, công năng hoà âm có thêm ý nghĩa mới đó là thể hiện mối quan hệ giữa các điệu tính. Điệu tính chính là điệu tính đóng vai trò chủ đạo theo nghĩa rộng nhất của từ này, đó là điệu tính bền vững hơn so với các điệu tính khác, đó là điệu tính dùng để bắt đầu và kết thúc một tác phẩm âm nhạc. Các điệu tính khác, không bền vững, là các điệu tính phụ thuộc. Các điệu tính phụ thuộc này tạo nên sự căng thẳng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hình thức. Từ đây xuất hiện mối tương quan mới về thứ tự giữa các hợp âm tương phản át và hạ át: T – D – S – T.
Công thức T – D – S – T này không đơn thuần là sự kết hợp giữa các hợp âm bậc V, bậc IV của một điệu tính, mà cần được hiểu một cách khái quát, đó là một bố cục, một trình tự sắp xếp các điệu tính nhằm tạo nên sự xung đột, tương phản và cuối cùng của sự tương phản, xung đột ấy sẽ được giải quyết bằng cách khôi phục lại điệu tính chính ban đầu. Đối với các đoạn riêng biệt, công thức này có thể xuất hiện trực tiếp vào các giọng điệu phụ của D và S. Trong những trường hợp phức tạp hơn, các thành phần của công thức trên lại được phân chia thành những thành tố mới nhỏ hơn cùng với mối quan hệ giữa những thành tố ấy, chẳng hạn T – D – T – S – T; T – D – với các giọng điệu khác – S – T; T – D – với các giọng điệu khác – T – S – T.
Công thức này được quan tâm, sử dụng rất nhiều trong các hình thức khác nhau, bởi ý nghĩa quan trọng của bậc hạ át và giọng điệu của hạ át trong việc củng cố âm chủ.
2.2.4. Tiết tấu
Vì âm nhạc là quá trình diễn ra theo thời gian, do đó tiết tấu đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các âm thanh có cao độ. Theo nghĩa hẹp, tiết tấu là giới hạn về trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau.
Chúng ta có thể nhận thấy một loạt các âm nối tiếp nhau dưới đây:
Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Web: www.amnhachoanggia.edu.vn
Email: amnhachoanggia@gmail.com
Hotline: 0989731783 - 0902641618