Cảm âm guitar là một thứ mà người học guitar đệm hát nào cũng muốn vươn tới. Định nghĩa của cảm âm guitar rất đơn giản: bạn nghe một bài nhạc, bạn cảm nhận nó và ngay lập tức đoán ra tone đó là tone gì, hợp âm đó là hợp âm gì, dựa vào sự trợ giúp của cây đàn guitar hoặc các nhạc cụ khác.
Còn gì thích bằng chúng ta có thể tự đánh 1 bài hát khi vừa chỉ mới nghe xong, ko cần tab, ko cần hướng dẫn, tất cả chỉ nhờ vào đôi tai và một chút nhạc lý!!?!
Nhưng để học được cảm âm guitar thì một số bạn thường mắc sai lầm, và ko biết học từ đâu. Cảm âm guitar ở đây là cả 1 quá trình dài, giống như khi chúng ta đi học phổ thông vậy. Học từ lớp 1 cho đến lớp 12 xong thì mới đủ khả năng học Đại học. Để cảm âm guitar được, chúng ta cần phải có những bước đi cụ thể, trong vòng nửa năm, một năm, hay thậm chí là 2 năm,… (Mình sau khi chơi đàn được 1 năm, đã bắt đầu tìm tòi về cảm âm guitar, và sau 3 tháng đã có thể tự dò tông, hợp âm của bài hát mà không cần nhìn tab).
Thế nên trong bài viết này, mình sẽ đưa ra những yêu cầu QUAN TRỌNG NHẤT để có thể đạt được trình độ cảm âm guitar một cách nhanh nhất: trong vòng 3 tháng.
——————–
Để học được cảm âm guitar, chúng ta cần phải có những điều kiện tiên quyết sau:
1.Tự đàn tự hát được nâng cao
Nghĩa là bạn phải tự đàn tự hát được 1 bài hoàn chỉnh: có intro, phần đệm hát, phần dạo giữa, outro,… Chơi một bài liền mạch suốt cả bài,không đứt quãng, và chơi được khoảng 10-20 bài như vậy, mới có thể bắt đầu học cảm âm guitar!
Mình ko luyện cảm âm cho những bạn mới tập chơi vì điều đó là xa xỉ đối với các bạn. Giống như chưa học đi đã đòi học chạy ấy! Cho nên những ai ở cấp độ này thì cứ nỗ lực tập luyện để có thể tự đàn tự hát được đã!
2.Tập tune dây chuẩn
Điều này mới nghe thì có vẻ thừa thải, nhưng thực sự nó rất quan trọng. Tại sao những người chơi đàn guitar lâu năm rất kị khi đánh phải 1 cây đàn sai dây? Bởi vì nó ảnh hưởng tới khả năng bắt tone hát của người hát.
Khi bạn đánh 1 cây đàn sai dây lâu ngày, bạn sẽ quen với âm thanh đó, từ đó khi nghe những âm thanh chuẩn, bạn lại ko nghe được, điều này vô cùng tai hại!
Đánh 1 cây đàn sai dây và phát hiện nó bị sai dây thì chứng tỏ cảm âm của bạn đã khá rồi đấy! Hãy tập tự tune dây mà ko cần tuner, hoặc chỉ cần tuner tune 1 dây làm chuẩn và bản thân tự tune dây theo quy tắc trên cần đàn. Luyện tập phương pháp này sẽ khiến khả năng nghe trên đàn của bạn cải thiện rất nhiều.
3.Phải hát được tone nhạc bất kì khi nó cất lên
Ví dụ bạn muốn hát bài “Thúi… à nhầm, “Thu cuối”, bạn chơi bài hát đó ở tone Am và bạn hát rất ok. Nhưng khi bạn chơi bài đó ở tone Dm thì bạn lại không bắt hát được vào tone đó. Điều này có nghĩa là bạn chưa đạt yêu cầu.
Nhưng LÝ DO vì sao đàn guitar lại có liên quan đến bắt hát??!? Rất đơn giản, khi bạn ko biết được mình hát tone đó đúng hay sai thì dù bạn chơi được bài hát ở tone đó cũng ko mang lại ý nghĩa gì, bởi vì đệm hát là sự hài hòa giữa đàn và hát.Và nếu bạn ko biết mình hát đúng hay sai, thì làm sao có thể cảm âm và đàn cho người khác hát phải không!!?!.
>>>Cho nên việc đầu tiên là phải xem lại kĩ năng bắt tone hát của mình đã ổn chưa đã. TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ti về khả năng hát của mình, dù bạn có hát tệ cỡ nào thì bạn vẫn phải tập hát đúng tone của bài hát đã!
Nhưng LÝ DO vì sao đàn guitar lại có liên quan đến bắt hát??!? Rất đơn giản, khi bạn ko biết được mình hát tone đó đúng hay sai thì dù bạn chơi được bài hát ở tone đó cũng ko mang lại ý nghĩa gì, bởi vì đệm hát là sự hài hòa giữa đàn và hát.Và nếu bạn ko biết mình hát đúng hay sai, thì làm sao có thể cảm âm và đàn cho người khác hát phải không!!?!.
>>>Cho nên việc đầu tiên là phải xem lại kĩ năng bắt tone hát của mình đã ổn chưa đã. TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ti về khả năng hát của mình, dù bạn có hát tệ cỡ nào thì bạn vẫn phải tập hát đúng tone của bài hát đã!
4.Phải dịch được giọng của bất kì bài hát nào, ít nhất là ở 2 tone chính: tone nam và tone nữ
Như đã nói ở điều 3, khi đánh bất kì tone nào thì bạn cũng phải hát được. Cho nên hãy kết hợp 2 phần này bằng cách: Bật một bài hát bất kì, điền hợp âm cho bài đó (hoặc tìm hợp âm trên mạng), và dịch tone của bài hát đó thành tone ngược lại (vd Nam thì chuyển sang Nữ còn Nữ thì chuyển sang Nam. Thường thì tone Nam cách tone Nữ 2,5 cung= 5 ô).Sau khi dịch tone xong thì hát thử tone mình mới dịch xong, nếu bạn hát được chứng tỏ cảm âm guitar của bạn đã khá lên rồi.
5.Nắm vững được nhạc lý: cấu tạo của 1 âm giai
Khi người ta nói “Bài hát này chơi ở tone C” thì có nghĩa là nó chơi ở âm giai C. Vì thế sau này bạn chỉ cần nhớ: âm giai và tone là như nhau.
Và bạn cần phải nắm vững được cấu tạo của 1 âm giai là như thế nào, thì mới có thể đoán hợp âm trong một bài hát được.
Và bạn cần phải nắm vững được cấu tạo của 1 âm giai là như thế nào, thì mới có thể đoán hợp âm trong một bài hát được.
Sau khi nắm vững được lý thuyết cấu tạo của âm giai, thì bạn sẽ biết được rằng”Trong 1 bài hát bình thường lúc nào cũng sẽ chỉ bao gồm nhiều nhất 7 hợp âm, nhưng trong đó có 1 hợp âm Dim, rất hiếm khi xài nên chúng ta thống nhất sẽ có 6 hợp âm hay dùng trong 1 tone.
VD: ở tone C và tone Am sẽ có các hợp âm hay sử dụng: C Dm Em F G Am.
Ở tone G và tone Em sẽ có các hợp âm hay sử dụng: G Am Bm C D Em
Ở tone G và tone Em sẽ có các hợp âm hay sử dụng: G Am Bm C D Em
Ngoài ra để luyên cách nhớ các hợp âm có trong 1 tone và thế tay của chúng thì cách tốt nhất là các bạn nên học thông qua vòng Canon của 7 tông chính: C D E F G A B . Vì trong vòng Canon đã bao gồm 6 hợp âm chính của tone đó rồi!
6.Biết được và chạy ngón nhuần nhuyễn các âm giai thông dụng của C/Am và G/Em
LƯU Ý: đây là giai đoạn cần bạn bỏ công sức, sự kiên trì, khổ luyện ở mức RẤT LỚN. Bạn ở thời điểm này sẽ giống một đứa tự kỉ, suốt ngày ngồi ngân nga điệu nhạc sau đó mò mẫm trên cần đàn, hay mở cả trăm bài nhưng dò ra chỉ được nốt của vài bài,… Tất cả các yếu tố trên sẽ dễ khiến bạn gục ngã!
Nhưng trước khi bỏ cuộc, hãy nhớ rằng lý do vì sao mình học được tới bây giờ, lý do vì sao mình bắt đầu và quãng đường mình đã trải qua,… Chắc chắn bạn sẽ có động lực để tập tiếp.
LƯU Ý 2: khi bạn ở giai đoạn này thì chứng tỏ bạn đã phải vượt qua được những giai đoạn trên rồi (trừ những ai muốn… học vượt!?!) . Lúc này chắc chắn cảm âm guitar của bạn cũng đã khá rồi, cho nên đừng sợ, hãy cứ tập luyện, bạn sẽ tiến bộ ở mức bạn ko thể tưởng tượng được!
Nhưng trước khi bỏ cuộc, hãy nhớ rằng lý do vì sao mình học được tới bây giờ, lý do vì sao mình bắt đầu và quãng đường mình đã trải qua,… Chắc chắn bạn sẽ có động lực để tập tiếp.
LƯU Ý 2: khi bạn ở giai đoạn này thì chứng tỏ bạn đã phải vượt qua được những giai đoạn trên rồi (trừ những ai muốn… học vượt!?!) . Lúc này chắc chắn cảm âm guitar của bạn cũng đã khá rồi, cho nên đừng sợ, hãy cứ tập luyện, bạn sẽ tiến bộ ở mức bạn ko thể tưởng tượng được!
7.Biết được quy tắc để phát hiện tone
Khi bạn đã dò được nốt trên cần đàn thì việc biết được 1 bài hát đang hát ở tone gì hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn.
8.Tập điền hợp âm
Vậy khi đã biết được 1 bài hát đang hát ở tone gì rồi thì bạn phải làm gì? Dù biết được bài đó được hát ở tone gì nhưng các hợp âm tiếp theo đó phải làm thế nào để biết được??!? Điều này cũng cần một sự nỗ lực tiếp của bạn nữa! Như các bạn đã biết, trong 1 tone thì thường có 6 hợp âm được sử dụng.
Nghĩa là: khi ta chơi 1 hợp âm đầu tiên, ta biết được hợp âm sau đó có thể rơi vào 5 trường hợp, tương ứng với 5 hợp âm còn lại.
VD: khi ta đánh C, thì sẽ có 5 trường hợp xảy ra:
- C-> G
- C-> Am
- C-> F
- C-> Dm
- C-> Em
Nhìn qua thì có vẻ rắc rối nhưng thực chất, khi ta thử trên cây đàn, cộng với cảm âm guitar đã kha khá qua quá trình rèn luyện rồi, thì biết được hợp âm nào đúng, sai là việc rất dễ dàng.
Cứ theo quy tắc đó thì chúng ta sẽ điền được hợp âm cho 1 bài hát. Thời gian đầu sẽ mất khá nhiều thời gian vì chưa quen. Nhưng khi các bạn tập luyện nhiều thì sẽ có những kinh nghiệm khi nghe giai điệu, và trở thành phản xạ, việc dò đúng hết 100% hợp âm là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay!
——————–
Thực hiện được 8 bước trên, hoàn thiện mình mỗi ngày, thì chắc chắn trong vòng 3 tháng bạn sẽ có thể tự cảm âm guitar và điền hợp âm cho bài hát được rồi!
Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BỎ CUỘC. Ko ai tự nhiên mà cảm âm guitar được cả, tất cả đều xuất phát từ một quá trình rèn luyện gian khổ. Chính vì vậy đừng tự ti rằng mình ko có tài năng, hãy tự nhủ rằng nếu mình ko làm được, thì chứng tỏ mình chưa đủ đam mê với nó! Đừng vì cái khó trước mắt mà bỏ đi cái lợi ích lâu dài phía sau!
Địa chỉ: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Web: www.amnhachoanggia.edu.vn
Email: amnhachoanggia@gmail.com
Hotline: 0989731783 - 0902641618
0 nhận xét:
Đăng nhận xét